Ngày càng có nhiều công ty nhận thức được rằng quản lý hiệu suất bền vững doanh nghiệp (SPM) có thể tạo ra và bảo vệ giá trị dài hạn của doanh nghiệp. Do đó, thiết lập mối liên hệ giữa bền vững và hoạt động doanh nghiệp trở nên quan trọng trong quản lý doanh nghiệp, đặc biệt là về khía cạnh tài chính. Phát triển bền vững có thể thúc đẩy kết quả kinh doanh và củng cố thêm bảng cân bằng thu chi. Những cơ hội này hiện hữu qua khắp chuỗi giá trị của bất cứ tổ chức nào, từ vận hành và logistics nội bộ cho đến khâu tiếp thị và bán hàng. Trong số đó, đội ngũ quản trị tài chính doanh nghiệp là nơi lý tưởng nhất để khơi nguồn giá trị cho doanh nghiệp từ phát triển bền vững bởi vì bộ phận tài chính có thể nhìn rõ hoạt động từ mọi ngóc ngách trong công ty và hiểu rõ làm cách nào mà chúng phối hợp nhịp nhàng được với nhau.
Tuy nhiên, rất ít chuyên viên tài chính tin rằng SPM đã và đang có thể tác động đến sự tăng trưởng kinh tế. Các CFOs vẫn lưỡng lự trước các quyết định của mình liên quan đến SPM vì các rào cản như:
- Không có khả năng số lượng hóa tác động của bền vững lên hoạt động tài chính
- Khó khăn trong việc đo lường ảnh hưởng của các đề xuất bền vững lên giá trị góp vốn
Các thách thức khác mà đội ngũ quản trị tài chính doanh nghiệp phải đối mặt là việc phát hiện, đo lường và tối ưu hóa giá trị đó. Bởi vì dữ liệu tài chính là chỉ số đo lường hoạt động quan trọng, hệ thống quản trị tài chính doanh nghiệp có thể giúp đỡ được rất nhiều trong những việc liên quan đến thu thập và quản lý các đề xuất bền vững.
Đặc biệt, một hệ thống quản trị tài chính doanh nghiệp sẽ tạo điều kiện dễ dàng hơn trong việc thu thập dữ liệu SPM. Một hệ thống như vậy cũng có thể trợ giụp doanh nghiệp trong việc:
- Kiểm soát và báo cáo về các hoạt động phát triển bền vững
- Lập mục tiêu phát triển bền vững
- Quản lý rủi ro liên quan đến bền vững
- Giảm thiểu rủi ro liên quan
- Đưa ra các báo cáo và quyết định đúng thời điểm
Thích những gì bạn vừa đọc? Bấm vào đây để đăng ký theo dõi blog này!