Trong những năm gần đây, thế giới đang ngày càng quan tâm đến phát triển bền vững. Không ngạc nhiên khi yếu tố bền vững từ một vấn đề nằm ngoài sự quan tâm của doanh nghiệp nay đã là một trong những mối quan tâm hàng đầu.
Vì sao cần Quản trị Phát triển bền vững?
Có rất nhiều yếu tố, bao gồm thay đổi khí hậu toàn cầu, môi trường bị thoái hóa, cạn kiệt nguồn tài nguyên và sự công nhận về vai trò của doanh nghiệp dưới danh nghĩa là một đại sứ trong thay đổi xã hội và kinh tế, đã kích thích sự quan tâm của các nhà quản lý đến quản trị phát triển bền vững (Sustainability Performance Management – SPM).
Hơn nữa, SPM trong doanh nghiệp cũng đóng góp trực tiếp đến giá trị kinh doanh, ví dụ như tạo ra doanh thu, kiểm soát chi phí, quản trị rủi ro và các giá trị dài hạn khác.
Nhận thấy tầm quan trọng của SPM, các công ty đang bắt đầu kết hợp yếu tố bền vững vào hoạt động của mình như là một phần của kế hoạch phát triển chiến lược dài hạn. Tuy nhiên, nhiều công ty gặp khó khăn khi không biết bắt đầu từ đâu.
Vai trò của CFO trong quản lý phát triển bền vững
Dưới đây là 5 bước chủ chốt nhằm tạo ra các mục tiêu bền vững, đo lường quá trình thực hiện những mục tiêu này và kết hợp chúng với quá trình lập kế hoạch và báo cáo kinh doanh để đạt được doanh nghiệp phát triển bền vững:
- Không chỉ là chiến thuật ngắn hạn, hãy quản lý hiệu suất bền vững một cách chiến lược. Bộ phận tài chính có đầy đủ kỹ năng và năng lực để hỗ trợ hoạt động kinh doanh mà vẫn đảm bảo các đề xuất bền vững là chiến lược hơn chỉ thuần về chiến thuật.
- Hãy sử dụng tư duy tài chính – liên kết sự bền vững với hiệu quả kinh doanh. Các CFO và bộ phận tài chính có những kỹ năng và kiến thức để từ đó có thể xác định rõ ràng các trường hợp kinh doanh cho chiến lược và đề xuất bền vững.
- Sử dụng các chỉ số hiệu suất phù hợp một cách nhất quán. Các chuyên gia tài chính có thể xác định được những nhân tố nào tạo ra giá trị cho doanh nghiệp và đảm bảo mọi chỉ số phù hợp đều tập trung vào đó.
- Phát triển hệ thống và quy trình mạnh mẽ cho quản lý hiệu suất bền vững. Các chuyên gia tài chính mang tính kỷ luật và sự chính xác trong kế toán vào việc thu thập dữ liệu, phân tích và báo cáo dữ liệu bền vững. Tuy nhiên, họ phải cộng tác chặt chẽ với các chuyên gia về xây dựng tính bền vững cho doanh nghiệp để biết được thông tin nào là cần thiết và sử dụng các thông tin đó như thế nào.
- Tích hợp SPM với lên kế hoạch kinh doanh và lập báo cáo. Các giám đốc tài chính (CFO) và đội ngũ của mình là những người có điều kiện tốt nhất để kết hợp các phương pháp đo lường bền vững vào quá trình lên kế hoạch và lập ngân sách.
Thích những gì bạn vừa đọc? Bấm vào đây để đăng ký theo dõi blog này!