Trong ba tuần vừa rồi, chúng ta đã thảo luận khá nhiều về vai trò của lực lượng lao động thuộc thế hệ Millennials trong bối cảnh doanh nghiệp ngày nay, những thử thách họ phải đối mặt khi làm việc nhóm và một số đề xuất để rút ngắn khoảng cách thế hệ. Nhưng tóm lại, bạn không thể giải quyết triệt để vấn đề nếu không tác động đến nguồn căn sự việc. Thế hệ trẻ thường được biết đến là những cá nhân thông minh, am hiểu công nghệ, và sáng tạo. Tuy nhiên, hành động của họ lại cho thấy mong muốn được đánh giá có năng lực hay có tiềm năng lãnh đạo trong lúc thảo luận nhóm. Điều này lý giải tại sao nhiều người trẻ có xu hướng lấn át người khác các cuộc thảo luận, nhiều lúc đem đến sự căng thẳng không cần thiết.
Một nghiên cứu của Viện công nghệ Massachusetts đã tìm được những đặc điểm của một thành viên nhóm lý tưởng. Cụ thể, người này có xu hướng:
- chủ động gắn kết mọi người trong cuộc thảo luận ngắn bằng nhiều hoạt động tương tác qua lại
- chia đều quỹ thời gian giao tiếp với mọi người
- đảm bảo rằng thành viên nào cũng có cơ hội đóng góp
- không nhất thiết phải là người hướng ngoại
- nghe bằng hoặc nhiều hơn là nói
Nhưng không phải ai cũng sở hữu những đặc điểm này vì mỗi người mỗi tính. Chính vì thế, thay vì cố gắng “ép” bản thân trở thành một thành viên lý tưởng, bạn nên hiểu mình là người như thế nào và đóng vai trò phù hợp trong nhóm mình.Trong khi mỗi cá nhân thuộc thế hệ trẻ có thể tự làm bài trắc nghiệm MBTI hay DISC miễn phí trên mạng để tìm hiểu bản thân thuộc nhóm tính cách nào, các doanh nghiệp nên áp dụng bài kiểm tra tâm lý đã được xác thực để thu thập thông tin một cách khách quan về ứng viên khi tuyển dụng và để quản lý cũng như phát triển sau này.
Các doanh nghiệp ngày nay thường khuyến khích môi trường làm việc mở và chuộng những buổi brainstorm đầy năng lượng và cũng như các cuộc tranh luận sôi nổi giữa người trẻ. Nhưng không phải người trẻ nào cũng nghĩ như thế. Cũng vì họ quá đa dạng, nên hiểu họ là bước đi đôi bên cùng có lợi. Đối với người trẻ, họ nên biết bản chất tự nhiên họ như thế nào để có thể điều chỉnh hành vi trong nhóm, tránh tạo căng thẳng cho bản thân cũng như cho các thành viên cùng nhóm. Trong khi đó, đối với doanh nghiệp, cụ thể là các lãnh đạo, nên biết tận dụng điểm mạnh của thành viên này để bù lại điểm yếu của thành viên khác.
Giao tiếp
Giả sử mỗi cá nhân đã nắm được vai trò của bản thân trong nhóm – điều phối viên, người triển khai hoặc nhà quản lý – giờ là lúc đánh giá lại cách giao tiếp trong nhóm. Trên thực tế, giao tiếp bao gồm nhiều hoạt động hơn là chỉ nói và thảo luận trong nhóm. Nhưng chất lượng giao tiếp của nhóm có thể được xác định bởi yếu tố “năng lượng” và “gắn kết” giữa các thành viên với nhau mỗi khi tương tác.
Năng lượng là cách bạn phản ứng hay nhận biết ý tưởng của người khác bằng việc đưa ra bình luận hay chỉ bằng một hành động cơ thể nhỏ như gật đầu; trong khi gắn kết là cách bạn phân phối năng lượng giữa các thành viên. Trong một buổi tụ họp nhóm, sẽ có vài thành viên làm chủ hầu hết mọi cuộc trò chuyện trong khi một số bạn khác chỉ ngồi nghe và hầu như không phản ứng hay chỉ nói với những người họ thân hơn. Cả hai xu hướng trên đều thể hiện đặc điểm tính cách của họ nhưng không nên được khuyến khích lạm dụng bởi chúng dễ gây ra những “đứt gãy” trong liên kết giữa các thành viên và thậm chí sự thiếu gắn kết trong nhóm.
Vấn đề này không thể điều chỉnh trong ngày một ngày hai. Thay vào đó, nên có kế hoạch dài hạn cụ thể. Đây là gợi ý dành cho bạn:
Nghiên cứu của Viện công nghệ Massachusetts được đề cập ở trên tiến hành giai đoạn rà soát sau 6 tuần, nhưng bạn cũng có thể liên tục rà soát hoạt động để có thể nhận ra sự cải thiện đúng lúc. Quy trình này mặc dù có vẻ phức tạp nhưng lại chỉ tập trung vào hai điểm mấu chốt: sự hiện diện và sự cân bằng!
Millennials cũng chỉ là một thế hệ, dần làm chủ sân khấu chính như cái cách mà Thế hệ X hay Baby Boomers đi trước đã làm trong hàng thập kỷ qua. Nhưng “cuộc xâm lăng” này của Millennials sẽ không thể thành công nếu làm việc nhóm vẫn còn là cơn ác mộng của họ. Vì thế bạn không nên để những người trẻ phải tự mình xoay xở. Là người lãnh đạo họ, bạn nên tạo sự cân bằng giữa những khác biệt và tận dụng điểm mạnh của từng thế hệ cho mục đích chung của nhóm; tôn trọng, nói lời giữ lấy lời và sẵn sàng hỗ trợ thành viên của mình để vượt qua khoảng cách về thế hệ. Và Millennials, hãy là một thành viên hiệu quả trước khi mong muốn trở thành nhà lãnh đạo giỏi.