<img src="https://certify.alexametrics.com/atrk.gif?account=53pUm1a4KM+2vg" style="display:none" height="1" width="1" alt="">

RFID Vs Barcode - Trận chiến thu thập thông tin

Đăng bởi Thao La vào

Tại thị trường Việt Nam, barcode không có gì mới mẻ với những người trong ngành sản xuất và bán lẻ. Nhưng RFID có lẽ lại là một cụm từ mới chưa được nhiều người biết đến, trong khi RFID đã được nhiều nhà bán lẻ thời trang sử dụng cho cửa hàng của mình. Vào năm 2014, Mark & Spencer, một trong những nhà bán lẻ hàng đầu nước Anh, đã lắp đặt RFID 100% vào cửa hàng của mình từ thời trang, sản phẩm gia dụng và thực phẩm. Đây là công ty đi đầu trong việc ứng dụng RFID vào toàn bộ hệ thống cửa hàng của mình trên toàn thế giới. Vậy tại sao Mark & Spencer lại quyết định áp dụng RFID vào toàn bộ hệ thống của mình? Trong bài này, chúng ta sẽ tìm hiểu sơ lược về hệ thống RFID và ưu nhược điểm khi đem ra so sánh với barcode.

RFID-vs-barcode-tran-chien-thu-thap-thong-tin

RFID là gì?

RFID là viết tắt của từ Radio Frequency Identification – nhận dạng tần số sóng vô tuyến. Trên thị trường hiện tại có rất nhiều loại RFID, nói chung chúng ta có thể chia RFID thành hai loại: chủ động và bị động. Loại chủ động cần một nguồn năng lượng – chúng có thể kết nối đến một cơ sở hạ tầng có năng lượng hoặc sử dụng nguồn năng lượng dự trữ trong một pin tích hợp. Tuổi thọ của loại chủ động thường bị giới hạn bởi nguồn năng lượng, cân bằng với số lượng máy đọc tag RFID đó. Loại bị động được yêu thích hơn vì nó không cần pin hay bảo trì. Tuổi thọ hoạt động của nó cũng không bị giới hạn, và đủ nhỏ để trên thực tế có thể dùng để đóng nhãn sản phẩm.

Chúng cũng có hai kiểu thiết kế riêng biệt cho RFID trong việc truyền năng lượng từ máy đọc đến tag: bắt sóng nam châm từ và nam châm điện. Cả hai đều có đủ khả năng truyền năng lượng tới tag để duy trì hoạt động của nó.

Barcode vs RFID

 

Barcode

RFID

Advantages

  • Nhỏ và nhẹ hơn RFID
  • Rẻ hơn RFID tag, vì chúng có thể in được trên các chất liệu bằng nhựa dẻo và bằng giấy vì vậy mà chi phí liên quan duy nhất là mực in
  • Mức độ chính xác của barcode là đồng đều trên tất cả các chất liệu 
  • Trong nhiều trường hợp, độ chính xác của barcode gần như bằng hoặc có khi còn tốt hơn RFID
  • Barcode đã trở thành tiêu chuẩn trong các sản phẩm bán lẻ hiện nay
  • Ngày nay, barcode được tìm thấy gần như trên mọi sản phẩm, và không có bất kỳ vấn đề gì liên quan đến bảo mật trong quá trình sử dụng

 

  • Có thể đọc được RFID tag từ khoảng cách xa hơn barcode (khoảng 91m)
  • RFID tag không cần phải đặt trước máy quét mã
  • RFID tag đọc nhanh hơn barcode với khoảng 40 RFID tag được đọc trong cùng một lúc
  • RFID tag là thiết bị vừa có thể đọc và viết
  • Độ bảo mật cao, dữ liệu có thể được mã hóa và có mật khẩu cấp độ cao
  • RFID tag có thể chứa một lượng thông tin lớn như: lịch bảo trì sản phẩm, lịch sử vận chuyển và ngày hết hạn sử dụng.
  • Một khi đã được cài đặt, nó có thể vận hành mà không tiêu tốn nhiều sức người
  • RFID tag có thể được tái sử dụng và được bảo vệ kỹ vì chúng được bọc bởi một lớp nhựa dẻo

Disadvantages

  • Máy quét barcode cần tầm nhìn thẳng trực tiếp đến barcode mới có thể đọc được
  • Để đọc được mã barcode, máy quét phải được đặt khá gần, xa nhất là 4.5m
  • Barcode không có khả năng đọc/viết. Chúng không chứa bất kỳ thông tin gì khác ngoại trừ tên nhà sản xuất và sản phẩm
  • Mất rất nhiều sức người, vì phải quét từng cái một
  • Tính bảo mật kém hơn RFID, vì chúng có thể tái sản xuất và làm giả
  • Dễ hư hỏng, vì phải được đặt trong tầm nhìn thẳng của máy quét nên phải đặt ở ngoài sản phẩm
  • Nếu barcode bị rách hoặc hư hỏng, chúng không thể quét được
  • RFID liên quan đến ráp nối và gắn một con chip máy tính, nên giá thành cao
  • Máy đọc RFID gặp khó khăn trong việc đọc giữ liệu khi đi qua kim loại và chất lỏng
  • Xung đột giữa các máy đọc khi tín hiệu của hai máy đọc trùng lên nhau làm tag không thể trả lời cho cả hai máy
  • Xung đột giữa tag xảy ra khi nhiều tag đồng thời trả lời trong cùng một khu vực
  • RFID vẫn bao gồm hai con chip (một là chỉ có thể đọc và loại có thể đọc/có thể viết), chúng không thể đọc bởi cùng một máy.

 Sau bảng so sánh vắn tắt giữa barcode và RFID trên, chúng ta có thể thấy được cả hai thiết bị thu thập thông tin đều có ưu và nhược điểm riêng. Dựa trên nhu cầu và mục địch sử dụng cũng như kinh phí hiện tại của công tin, bạn nên chọn ra loại thiết bị mang tính thiết thực cao cho chính mình giúp mang lại hiệu quả cao trong việc quản lý dữ liệu bán lẻ. Vậy theo bạn, liệu trong tương lai barcode sẽ bị thay thể bởi RFID trong ngành bán lẻ hay không? Hãy chia sẻ ý kiến của bạn tại phần nhận xét.

Chủ đề: Hệ thống quản lý bán lẻ

Sự kiện sắp tới:

Sự kiện:

Các bài viết mới nhất

Bài viết xem nhiều nhất

Mục tiêu & Sứ mệnh

rick yvanovich resized 174

 Rick Yvanovich
//Người sáng lập & Giám Đốc Điều Hành//

Với trang blog của TRG International, sứ mệnh của chúng tôi là trở thành người bạn đồng hành đáng tin cậy và là người có thể cung cấp các giải pháp hoạt động tối ưu cho doanh nghiệp bạn. Chúng tôi sẽ đảm bảo rằng chúng tôi giúp doanh nghiệp của bạn càng ngày càng phát triển lớn mạnh hơn.

Đăng ký nhận bài viết từ TRG

Kết nối với chúng tôi