Bài viết mới nhất
Ủy thác công việc: thêm một thay giảm ngay gánh nặng
Đăng bởi Thuy Tien Tran vào Tue, Jan 17, 2012
Tiết kiệm chi phí tại doanh nghiệp phải thực hiện từ gốc
Đăng bởi Thuy Tien Tran vào Tue, Jan 17, 2012
Trong bối cảnh kinh tế lạm phát 2 con số, tình hình cạnh tranh trở nên gay gắt, để tối ưu hóa lợi nhuận hoặc thậm chí chỉ là để tồn tại thì có 2 việc doanh nghiệp cần phải làm: Tối ưu hóa nguồn thu và tiết kiệm tối đa chi phí một cách hợp lý.
Ai cũng biết tiết kiệm là cắt giảm chi phí, nhưng cắt giảm như thế nào để có thể đạt được ý định quản trị (vẫn duy trì năng suất, chất lượng, hình ảnh của doanh nghiệp) thì không phải điều dễ dàng.
Theo tôi, việc cắt giảm chi phí tại doanh nghiệp là vấn đề đúng nhưng phải có lộ trình và "chiến lược" tiết kiệm. Việc tiết kiệm tại các doanh nghiệp được thực hiện theo các bước:
1. Chuẩn hóa hệ thống quản trị chi phí:
Đây là bước đi tối quan trọng trong kiểm soát chi phí làm cơ sở phân tích, đánh giá hiệu quả của các nguồn chi. Việc xây dựng hệ thống quản trị chi phí cần tập trung đến định mức chi phí cho từng nhóm công việc, cho từng bộ phận. Các định mức có thể được tính dựa vào số liệu lịch sử, các dữ liệu phát sinh trong kỳ trước từ đó xây dựng định mức chi phí.
2. Cung cấp chi phí thực tế phát sinh cho từng bộ phận. Các chi phí được phân chia theo từng nhóm:
Mục đích của việc này là giúp các bộ phận có thể kiểm soát chi phí của mình từng tháng. Việc kiểm soát được chi phí từng tháng giúp các trưởng bộ phận không bị "giật mình' và chủ động trong việc kiểm soát các chi tiêu của mình.
3. Thực hiện cắt giảm những chi phí lớn:
Áp dụng nguyên tắc 80/20, bộ phận kết toán sẽ giúp các bộ phận biết được các chi phí nào chiếm phần lớn các chi phí trong doanh nghiệp. Theo nguyên tắc này, nếu chỉ cắt giảm 10% thì doanh nghiệp đã cắt giảm được một phần rất lớn giá trị tuyệt đối chi phí được cắt giảm.
4. Xây dựng chính sách thưởng, phạt khi triển khai chương trình cắt giảm chi phí:
Tại một số doanh nghiệp, việc thực hiện chính sách này rất uyển chuyển. Sau khi đã định mức chi phí và kiểm soát chi phí từng tháng, công ty có thể áp dụng chính sách thưởng X% trên tổng số chi phí cắt giảm được cho bộ phận đó. Khi các chi phí tiết giảm được quy đổi thành phần thưởng thì cả phía nhân viên và nhà quản lý đều có lợi: Phía công ty: cắt giảm được chi phí do ý thức của người lao động còn nhân viên thì hăng hái trong tiết kiệm vì họ hiểu họ đang nhận được tiền từ hành động này.
Bốn bước cơ bản trên có thể vận dụng một cách uyển chuyển trong từng hoàn cảnh của doanh nghiệp. Bài toán cắt giảm chi phí và bài toán nóng của các doanh nghiệp hiện nay và doanh nghiệp nào có phương pháp hợp lý sẽ có nhiều lợi thế trong con đường chinh phục những thành công.
Nguồn: quantri.vn Nguyễn Dũng
Nếu vận dụng phương pháp tài khoản xử lý thông tin phục vụ lập báo cáo tài chính hợp nhất?
Đăng bởi Thuy Tien Tran vào Tue, Jan 17, 2012
Chủ đề: Phần mềm Infor10 CPM, Hợp nhất tài chính, Quản lý tài chính, Quản lý hoạt động doanh nghiệp, Lên kế hoạch và lập ngân sách, Quản lý nhân tài
7 lưu ý để xây dựng đội ngũ bán hàng ''tinh nhuệ''
Đăng bởi Chau Cao vào Tue, Jan 17, 2012
Trong kinh doanh, bạn hoàn toàn có thể để các Công ty khác đảm nhiệm khâu phân phối, bán hàng giúp mình.
7 lưu ý để xây dựng đội ngũ bán hàng ''tinh nhuệ''
Đăng bởi Linh Dao vào Tue, Jan 17, 2012
Trong kinh doanh, bạn hoàn toàn có thể để các Công ty khác đảm nhiệm khâu phân phối, bán hàng giúp mình.
Chiến lược "Đại dương xanh" trong kinh doanh
Đăng bởi Thuy Tien Tran vào Tue, Jan 17, 2012
Tuy nhiên, ngày nay đa phần các Đại dương xanh chưa được xác định trên bản đồ. Việc hoạch định chiến lược trong mấy chục năm qua tập trung nhiều hơn vào các chiến lược Đại đương đỏ với nền tảng là cạnh tranh. Kết quả là, người ta hiểu khá rõ về cách thức cạnh tranh khôn ngoan trong một thị trường khốc liệt: từ phân tích cấu trúc kinh té cơ bản của ngành kinh doanh hiện tại tới lựa chọn một vị thế chiến lược nhờ chi phí thấp hay khác biêt khóa hoặc tập trung hóa để xác lập phương thức cạnh tranh. Do đó, vấn đề nhận được được nhiều sự quan tâm của các nhà hoạch định chiến lược ngày nay là hiểu thấu đáo và áp dụng linh hoạt chiến lược Đại dương xanh được coi là khá "mới mẻ" này.
Khởi nghiệp và duy trì - Câu hỏi cho mọi doanh nhân
Đăng bởi Thuy Tien Tran vào Tue, Jan 17, 2012
Có rất nhiều doanh nghiệp bỏ qua những yếu tố quan trọng dẫn đến thành công trong kinh doanh như: chiến lược rõ ràng, nguồn nhân lực dồi dào, khả năng tổ chức doanh nghiệp. Và kết quả là doanh nghiệp không phất lên được, mà chủ doanh nghiệp thậm chí vẫn không hiểu gì sao.
Trong số hàng trăm nghìn doanh nghiệp mới thành lập mỗi năm, có rất nhiều doanh nghiệp không bao giờ phất lên được. Còn nhiều doanh nghiệp khác, sau những thành công chớp nhoáng ban đầu cuối cùng chỉ có thể duy trì hoạt động một cách cầm chừng.
Từ ý tưởng...
Trong số hàng trăm nghìn doanh nghiệp mới thành lập mỗi năm, có rất nhiều doanh nghiệp không bao giờ phất lên được. Còn nhiều doanh nghiệp khác, sau những thành công chớp nhoáng ban đầu cuối cùng chỉ có thể duy trì hoạt động một cách cầm chừng.
Tại sao lại xảy ra tình trạng đáng buồn như vậy? Doanh nhân – với thiên hướng thiên về hành động – thường bỏ qua những yếu tố cần thiết dẫn đến thành công trong kinh doanh.
Những yếu tố này bao gồm: một chiến lược rõ ràng, một nguồn nhân lực thực sự có năng lực, cộng với khả năng tổ chức doanh nghiệp sao cho vừa thúc đẩy hiệu quả hoạt động vừa không làm thui chột sáng kiến của nhân viên.
Ngoài ra, không bao giờ có hai doanh nghiệp cùng đi chung một con đường. Do đó các doanh nhân không thể trông đợi vào những công thức thành công sẵn có để đưa ra những lựa chọn liên quan đến doanh nghiệp của mình. Một quyết định đúng đắn với doanh nghiệp này có thể sẽ trở thành tai họa khi áp dụng vào doanh nghiệp khác.
Làm thế nào để vẽ nên con đường thành công cho doanh nghiệp của bạn? Tác giả Bhide gợi ý rằng bạn nên tự hỏi mình những câu hỏi sau:
Mục đích của tôi là gì?
Hãy xem xét những mục tiêu bạn đặt ra cho công ty của mình: Bạn muốn đạt được tốc độ tăng trưởng nhanh? Hay một cơ hội thử nghiệm công nghệ mới? Hay tích luỹ vốn nhờ bán lại công ty khi đang ăn nên làm ra?
Làm thế nào để đạt được mục tiêu đó?
Chiến lược của bạn có hiệu quả không? Trong chiến lược ấy có chỉ rõ công ty bạn sẽ làm gì và sẽ không làm gì không? Liệu nó có tạo ra lợi nhuận đủ lớn và tốc độ tăng trưởng đủ nhanh không?
Tôi có thể làm được điều đó không?
Bạn đã có năng lực phù hợp chưa? Đã có nguồn vốn đủ lớn chưa?
Khả năng ứng biến theo điều kiện thị trường là vô cùng cần thiết để doanh nghiệp có thể tiến xa. Những doanh nhân thành đạt luôn hỏi mình những câu hỏi khó về mục tiêu của chính mình và xem xét liệu tiến độ công việc hiện tại của họ có thể giúp họ đạt được những mục tiêu đó không.
...Tới thực tế
Chúng ta hãy xem xét kĩ hơn ba câu hỏi của Bhide
Mục đích của tôi là gì?
Để xác định rõ mục tiêu bạn đặt ra cho công ty của mình, cần hiểu rõ những điểm sau:
Bản thân bạn muốn gì từ hoạt động kinh doanh của bạn: Một nơi nuôi dưỡng và vun đắp nhân tài? Hưởng thụ một lối sống năng động, nhiều thay đổi? Sự tồn tại vĩnh cửu của một thể chế kinh tế đại diện cho những giá trị của bạn? Hay bạn muốn kiếm lợi nhuận nhanh chóng, chỉ trong một sớm một chiều?
Loại hình kinh doanh, công ty bạn cần: Chẳng hạn, nếu muốn sau này sẽ bán lại công ty thì bạn phải xây dựng nên một doanh nghiệp phát triển bền vững, tức là doanh nghiệp có khả năng đổi mới chính mình qua các thế hệ thay đổi liên tục về công nghệ, về nhân viên và cả khách hàng. Và bạn sẽ phải cần một công ty đủ lớn có thể hỗ trợ đầu tư về hạ tầng cơ sở, để bạn được rảnh tay làm những việc khác.
Mức độ chấp nhận rủi ro của bạn: Ví dụ, quyết tâm xây dựng một doanh nghiệp phát triển bền vững tức là một vụ đánh cược đầy rủi ro trong dài hạn – đó là phải tin tưởng vào nhân viên thiếu kinh nghiệm, tự mình phải đảm bảo trang trải nợ nần và chấp nhận những thành công không xuất hiện ngay. Những mục tiêu bạn đặt ra liệu có xứng đáng đánh đổi bằng những rủi ro này không?
Làm thế nào để tôi đạt được những mục tiêu đó?
Những chiến lược thành công cần đặt ra:
Có một định hướng rõ ràng: Hoạch định các chính sách, khả năng tiếp cận về địa lý, năng lực và quy trình ra quyết định của doanh nghiệp một cách rõ ràng để cả nhân viên, nhà đầu tư và khách hàng đều hiểu.
Tạo ra được nguồn lợi nhuận đủ lớn và tốc độ tăng trưởng phù hợp: Phải đảm bảo rằng chiến lược của bạn sẽ đem lại kết quả kinh doanh như mong muốn. Chẳng hạn, chỉ sau khi đánh giá được kĩ lưỡng hiệu quả chiến lược thông qua các đơn đặt hàng qua thư điện tử (vốn tạo ra ít lợi nhuận vì vấp phải cạnh tranh gay gắt) và các cửa hàng bán lẻ thì chế độ làm việc tại nhà dành cho nhân viên nữ trong thời kì nghỉ sinh con (Mothers Work) mới có thể đưa vào áp dụng trong công ty.
Phục vụ cho công ty về lâu về dài: Trước hết, dự doán mức bão hòa thị trường trong tương lai, dự đoán môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt và những thay đổi đột phá về công nghệ, sau đó phải đảm bảo rằng chiến lược của bạn bao quát được hết những biến động này.
Đạt được tốc độ tăng trưởng phù hợp: Hãy đề ra mục tiêu đạt được một tốc độ tăng trưởng sao cho vừa thu hút được khách hàng và nguồn vốn đầu tư lại vừa không gây ra quá nhiều căng thẳng cho bạn và cho nhân viên.
10 sai lầm mà những nhà quản lý "non" kinh nghiệm hay mắc phải
Đăng bởi Thuy Tien Tran vào Tue, Jan 17, 2012
Việc quản lý ban đầu có thể rất khó khăn. Bởi vì quản lý là một nghệ thuật và đòi hỏi mỗi nhà quản lý phải luôn luôn được đào tạo, trau dồi và nâng cao trình độ.
Tuy nhiên, 1 cuộc trưng cầu ý kiến gần đây chỉ ra rằng 1 nửa các nhà quản lý KHÔNG hề được đào tạo trước khi bắt đầu công việc của mình. Chính điều này càng làm cho những nhà quản lý mới thường hay gặp nhiều sai lầm hơn. Dưới đây là danh sách 10 sai lầm phổ biến nhất mà những nhà quản lý mới vào nghề hay gặp phải vậy nên bạn có thể biết và tránh mắc phải chúng.
1. Nghĩ rằng bạn biết mọi thứ
Nếu bạn vừa được đề bạt để làm quản lý bộ phận sản xuất, bạn có thể có cảm giác rằng mình biết mọi thứ trong bộ phận này. Ngay cả khi điều đó có đúng hay không, bạn chắc chắn rằng không thể biết mọi thứ về phần quan trọng nhất trong công việc mới mẻ nhưng đầy thách thức này, quản lý con người. Hãy lắng nghe những người xung quanh họ và hỏi ý kiến họ khi cần thiết. Hãy luôn cởi mở và sẵn sàng tiếp thu những điều mới.
2. Cho mọi người thấy rằng ai là người lãnh đạo
Tin tôi đi, tất cả mọi người làm việc với bạn biết ai là người lãnh đạo. Bạn không cần phải khoe khoang về việc mình đang làm sếp. Tuy nhiên, những hành động của bạn phải chứng minh rằng với tư cách là nhà lãnh đạo, bạn đang tạo nên những thay đổi tích cực.
3. Thay đổi mọi thứ
Đừng làm loạn mọi thứ. Nếu mọi việc chỉ đơn giản diễn ra không phải theo cách bạn muốn và thường làm thì không có nghĩa là nó sai. Hãy học cách phân biệt 2 từ “khác biệt” và “sai”.
4. Sợ hãi khi làm bất kì việc gì
Có thể bạn không yêu cầu được lên chức. Có thể bạn không tự tin rằng mình có thể làm được. Đừng để những suy nghĩ tiêu cực đó làm ảnh hưởng đến công việc của bạn. Những vị lãnh đạo cấp cao sẽ không bao giờ cho phép bạn ngồi vào chiếc ghế đó nếu họ không chắc rằng bạn đủ lớn để ngồi lên nó.
5. Không dành thời gian để tìm hiểu mọi người
Có thể bạn làm việc với những người này rất lâu rồi, nhưng điều đó không có nghĩa là bạn hiểu họ. Hãy tìm hiểu xem điều gì khiến họ thích thú, làm thế nào để thúc đẩy họ, điều gì làm họ sợ hãi và lo lắng. Cố gắng tìm và hiểu họ từng người 1, vì đó là cách duy nhất bạn có thể quản lý họ 1 cách hiệu quả. Những nhân viên dưới quyền có thể giúp đỡ bạn cũng như hất văng bạn trên con đường trở thành 1 nhà quản lý tuyệt vời. Hãy quan tâm và dành thời gian cho họ!
6. Không dành thời gian cho sếp
Vì sếp vừa mới thăng chức cho bạn, chắc chắn là họ hiểu rằng bạn sẽ bận rộn thế nào và không cần dành thời gian cho họ, đúng vậy không? Bạn nhầm rồi. Công việc của bạn cũng như trước kia khi bạn vẫn còn là 1 nhân viên quèn, đó là giúp đỡ sếp của bạn. Hãy dành 1 quỹ thời gian nhất định để gặp sếp vừa để thông báo tình hình vừa để nhận sự giúp đỡ và hướng dẫn.
7. Không chú ý tới những vấn đề hoặc những nhân viên gây rối
Bạn sẽ không bao giờ tránh được những rắc rối hay hi vọng rằng tự chúng sẽ biến đi. Khi chuyện gì đó xảy ra, bạn phải có trách nhiệm tìm ra giải pháp tốt nhất và thực hiện nó. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là bạn không thể yêu cầu thông tin hay sự giúp đỡ từ người khác, nhưng nó có nghĩa là bạn là người phải chú tâm tới chúng.
8. Không để bản thân cư xử như 1 con người
Việc bạn là 1 nhà quản lý không có nghĩa là bạn không có tình người, rằng bạn không được cười, không được bộc lộ cảm xúc hay thỉnh thoảng mắc lỗi.
9. Không bảo vệ nhân viên của bạn
Những người trong nhóm của bạn sẽ gặp sức ép từ mọi phía. Những bộ phận khác có thể đổ lỗi cho bạn vì giao diện có vấn đề. Sếp có thể đổ hết những công việc khó nhằn sang bộ phận của bạn. Phòng nhân sự có thể đưa ra quyết định rằng mức lương trong bộ phận của bạn quá cao. Đó là lúc bạn phải đấu tranh cho cấp dưới và đảm bảo rằng họ được đối xử càng công bằng càng tốt. Họ sẽ đáp lại bạn bằng sự trung thành.
10. Tránh nhận trách nhiệm về bất cứ việc gì
Cho dù bạn có thích hay không, với cương vị là 1 nhà quản lý, bạn phải chịu trách nhiệm 100% về mọi thứ xảy ra trong bộ phận của bạn. Bất kì điều gì mà ai đó trong bộ phận của bạn làm là tấm gương phản ánh của bạn. Bạn phải xây dựng các kênh giao tiếp hiệu quả để đảm bảo rằng mọi chuyện xảy ra sẽ không làm bạn ngạc nhiên. Tuy nhiên, bạn vẫn phải chuẩn bị để gánh vác trách nhiệm. Trách nhiệm và quyền hạn luôn đi kèm với nhau.
Sự kiện sắp tới: