Bài viết mới nhất
Nếu vận dụng phương pháp tài khoản xử lý thông tin phục vụ lập báo cáo tài chính hợp nhất?
Đăng bởi Thuy Tien Tran vào Tue, Jan 17, 2012
Chủ đề: Phần mềm Infor10 CPM, Hợp nhất tài chính, Quản lý tài chính, Quản lý hoạt động doanh nghiệp, Lên kế hoạch và lập ngân sách, Quản lý nhân tài
Chuẩn mực kế toán về công cụ tài chính
Đăng bởi Thuy Tien Tran vào Tue, Jan 17, 2012
Chủ đề: Phần mềm tài chính kế toán, Phần mềm quản lý tài chính Infor10, Phần mềm Sunsystems, Quản lý tài chính
Sự cần thiết trong tuân thủ các chuẩn mực kế toán quốc tế tại Việt Nam
Đăng bởi Thuy Tien Tran vào Tue, Jan 17, 2012
(Quản Trị) Xây dựng mô hình Tổng Kế toán Nhà nước và việc ban hành hệ thống chuẩn mực kế toán công quốc gia đã được đề cập trong báo cáo tổng hợp của cuộc hội thảo Định hướng và lộ trình áp dụng chuẩn mực kế toán công quốc tế vào Việt Nam diễn ra hồi đầu tháng 4/2007 tại Hà Nội. Đây là vấn đề thời sự của kế toán Việt Nam, thu hút sự quan tâm của nhiều chuyên gia và cơ quan quản lý nhà nước. Nhưng xung quanh vấn đề này vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau.
Tài chính Nhà nước là cơ sở nền tảng của kế toán Nhà nước.
Tài chính nhà nước (TCNN) bao giờ cũng đại diện cho lợi ích công (quốc gia), nhưng lại có quan hệ chặt chẽ với lợi ích của các DN, tổ chức, gia đình, cá nhân và cả với nước ngoài. Các chủ thể trong xã hội có nghĩa vụ đóng góp bằng tiền một phần thu nhập của mình cho nhà nước.
Thuế là nguồn thu chủ yếu của TCNN và là khoản thu mang tính chất bắt buộc theo luật định. Ngoài ra, Nhà nước có các khoản thu như: thu từ bán, cho thuê tài sản nhà nước; đóng góp tự nguyện của dân; viện trợ, vay nợ…Chỉ tiêu thuộc phạm vi TCNN bao gồm chi thường xuyên, chi đầu tư phát triển và những khoản chi khác. Cơ cấu chi tiêu của TCNN tuỳ thuộc vào nhiệm vụ của nhà nước và khả năng của nền kinh tế trong từng thời kỳ.
Theo cơ chế tạo lập quỹ, có thể chia TCNN thành các bộ phận: ngân sách nhà nước (NSNN); các quỹ TCNN ngoài NSNN. Theo sự phân cấp phù hợp với tổ chức hệ thống chính quyền thì TCNN bao gồm: TCNN cấp trung ương; TCNN cấp địa phương (tỉnh, huyện, xã)
Khái niệm TCNN rộng hơn khái niệm NSNN nên việc phân cấp quản lý TCNN không trùng hoàn toàn với phân cấp quản lý NSNN. Nhưng phân cấp quản lý NSNN là cốt lõi của phân cấp quản lý TCNN.
Để quản lý TCNN, nhà nước phải sử dụng các công cụ quản lý của mình với tư cách là môi trường, là vật truyền dẫn các tác động của chủ thể quản lý (nhà nước) lên đối tượng quản lý. Các công cụ quản lý TCNN có thể kể ra như: pháp luật, dự toán, kế toán.
Kế toán nhà nước - Công cụ phản ánh bức tranh TCNN
Nội dung công việc kế toán nhà nước (KTNN) là ghi nhận, xử lý và cung cấp thông tin về toàn bộ tình hình và sự vận động của các nguồn tài chính (dưới các hình thức như thuế, vay nợ, chi thường xuyên, chi đầu tư phát triển, trả nợ…), tài sản nhà nước và thông qua đó mà kiểm tra, kiểm soát được các hợp đồng kinh tế, TCNN, giúp Nhà nước đưa ra được các quyết định kinh tế, những biện pháp quản lý kinh tế, tài chính hữu hiệu hơn.
KTNN là một bộ phận của kế toán nói chung trong nền kinh tế quốc dân, do vậy, cũng phải tuân thủ những nguyên tắc và phương pháp kế toán chung. Tuy nhiên, KTNN có vị trí độc lập nhất định trong hệ thống kế toán chung, gắn liền với chu chuyển kinh tế - tài chính qua NSNN và các quỹ TCNN bên cạnh NSNN.
Có thể đưa ra sự so sánh giữa KTNN và kế toán DN về kế toán các khoản thu-chi như sau:
Tuy KTNN và kế toán DN có sự độc lập với nhau (kế toán của các chủ thể khác nhau, phản ánh những khâu hợp đồng kinh tế-tài chính khác nhau của nền kinh tế), những giữa chúng lại có quan hệ với nhau chặt chẽ:
- Trong khi KTNN theo dõi số thuế phải thu và đã thu được thì kế toán DN phản ánh số thuế phải nộp và đã nộp; KTNN theo dõi số chi chuyển giao cho DN (hỗ trợ đầu tư, hỗ trợ xuất khẩu…) thì kế toán DN phải phản ánh số vốn Nhà nước đã hỗ trợ. Số liệu về những nghiệp vụ này giữa KTNN và kế toán DN phải có sự khớp đúng; phương pháp phản ánh đảm bảo phải đối chiếu, so sánh được.
- Trong nền kinh tế thống nhất, dù là kế toán của chủ thể nào (nhà nước, DN, hộ gia đình, đoàn thể) cũng phải tuân thủ những nguyên tắc chung, thể lệ chung về kế toán. Có như vậy mới đảm bảo có một hệ thông tin đầy đủ và đáng tin cậy để quản lý vĩ mô nền kinh tế và quản lý ở từng đơn vị kế toán. Trong điều kiện toàn cầu hoá, khu vực hoá về kinh tế thương mại, tất nhiên KTNN cũng như kế toán DN sẽ ngày càng gần với những thông lệ kế toán mang tính chất quốc tế.
Trong kế toán DN | Chủ yếu là kế toán thu từ doanh thu bán hàng. Khi bán hàng, phải thực hiện nguyên tác trao đổi ngang giá của thị trường. |
Trong kế toán Nhà nước | Chủ yếu kế toán thu từ thuế. Thuế là khoản thu mang tính chất bắt buộc mà DN, hộ gia đình phải nộp (trích từ thu nhập của mình), không có đổi khoản cụ thể. |
Trong kế toán DN | Chủ yếu là kế toán phản ánh chi phí tạo ra sản phẩm để bán trên thị trường. |
Trong kế toán Nhà nước | Chủ yếu là kế toán chi tiêu để tạo ra các hàng hoá công cộng không bán trên thị trường (dịch vụ giáo dục công, y tế công, quốc phòng, an nhinh, đối ngoại…) |
Chủ đề: Phần mềm tài chính kế toán, Phần mềm quản lý tài chính Infor10, Phần mềm Sunsystems, Quản lý tài chính
VAS17 - Chuẩn mực kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp
Đăng bởi Thuy Tien Tran vào Tue, Jan 17, 2012
(Quản Trị) Thực tế, luôn luôn tồn tại sự khác biệt giữa các Chính sách Thuế với các quy định trong các Chuẩn mực và Chế độ kế toán trong bất kỳ nền kinh tế nào trên thế giới. Các doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế phải hiểu và có cách ứng xử phù hợp đối với sự khác biệt này. Tại Việt Nam cũng vậy, Bộ Tài chính đã và đang xây dựng và hoàn thiện hệ thống Chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) dựa trên các Chuẩn mực kế toán Quốc tế (IAS) nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin tài chính kế toán của công chúng.
Chủ đề: Phần mềm tài chính kế toán, Phần mềm quản lý tài chính Infor10, Phần mềm Sunsystems, Quản lý tài chính
Tuân thủ IFRS - Xu thế tất yếu tại Việt Nam
Đăng bởi Thuy Tien Tran vào Mon, Jan 16, 2012
Chuẩn mực kế toán quốc tế là điều kiện để đảm bảo các doanh nghiệp, tổ chức trên toàn thế giới áp dụng các nguyên tắc kế toán thống nhất trong công tác báo cáo tài chính (BCTC). Khi mới ban hành, các chuẩn mực tập trung vào mục đích đáp ứng yêu cầu của các tổ chức hoạt động động trong những nền kinh tế đang phát triển, song từ năm 2000 đến nay lại chú trọng hơn đến việc hỗ trợ cho cổ đông và các đối tượng khác tham gia vào thị trường vốn thế giới trong việc đưa ra các quyết định kinh tế. Do đó, Ủy ban các Chuẩn mực Kế toán Quốc tế đã chuyển trọng tâm sang xây dựng các chuẩn mực phức tạp hơn, có thể bắt buộc các thị trường vốn trên toàn thế giới phải tôn trọng. Tuy nhiên, việc làm này đã tạo ra một khoảng cách lớn giữa chi phí để soạn lập các báo cáo tài chính tuân thủ với các Chuẩn mực Báo cáo tài chính Quốc tế (IFRS) và những lợi ích gia tăng đối với người sử dụng về phương diện tính phù hợp và độ tin cậy của thông tin tại những nền kinh tế đang phát triển.
Tuân thủ IFRS - Xu thế tất yếu tại Việt Nam
Bộ Tài chính có nhiệm vụ xây dựng các chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS), về cơ bản dựa trên IFRS. Bộ Tài chính đã ban hành được 22 VAS và dự kiến ban hành một số chuẩn mực mới trong năm 2006. Một số VAS đã ban hành về cơ bản vẫn chưa đáp ứng được một số phương diện phức tạp của IFRS, như việc đánh giá các công cụ phát sinh theo giá trị hợp lý theo quy định của Chuẩn mực Kế toán Quốc tế (IAS) 39, kế toán việc mua bán doanh nghiệp theo IFRS 3 hay ghi nhận lỗ do giảm giá trị tài sản theo IAS36. Tuy nhiên, một số VAS được ban hành trong thời gian gần đây và các VAS tiếp tục được ban hành đã đáp ứng được những vấn đề chuyên môn có tính phức tạp hơn.
Hiện này, nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài áp dụng VAS trong việc lập BCTC theo luật định và áp dụng IFRS trong công tác báo cáo cho tập đoàn. Hầu hết các doanh nghiệp trong nước đều áp dụng VAS và một số cũng lập BCTC theo IFRS. Việt Nam ngày càng mở cửa, hội nhập và trong tương lai không xa, Việt Nam sẽ trở thành thành viên của WTO, ngày càng có nhiều doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam và lập BCTC cho tập đoàn theo IFRS. Hơn nữa, ngày càng có nhiều doanh nghiệp Việt Nam tìm cách gia tăng xuất khẩu và thiết lập hoạt động ở nước ngoài, do đó, họ sẽ phải chịu sự giám sát chặt chẽ hơn và yêu cầu phải lập BCTC theo IFRS.
Thách thức của doanh nghiệp khi tuân thủ IFRS.
Các doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam là đối tượng đang chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ việc áp dụng IFRS trong VAS và qua công tác BCTC ra nước ngoài theo IFRS. Ngay cả những doanh nghiệp không gửi BCTC ra nước ngoài cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn, phải nâng cao năng lực về VAS cho đội ngũ nhân viên và đầu tư vào các hệ thống có thể đáp ứng được các yêu cầu thông tin mới của các VAS mới. Do vậy, các doanh nghiệp cần thay đổi, bao gồm việc áp dụng BCTC hợp hất và bứt ra khỏi môi trường “các nguyên tắc kế toán dựa trên thuế”. Việc bứt ra khỏi các nguyên tắc kế toán thuế đòi hỏi phải áp dụng khái niệm thuế kỳ sau nhằm đảm bảo tổng chi phí thuế trong BCKQHĐKD của doanh nghiệp là số thuế phát sinh trong kỳ.
Để VAS tiệm cận với IFRS, thách thực đầu tiên là xây dựng một đội ngũ nhân viên kế toán và tài chính có năng lực. Đây không phải là một công việc dễ dàng vì IFRS được cọi là rất phức tạp, ngay cả ở những nền kinh tế phát triển. Kế toán viên Việt Nam sẽ gặp nhiều khái niệm mới và các phương pháp hạch toán mới không có trong hệ thống kế toán Việt Nam. Thay vào đó, phương pháp hạch toán các giao dịch theo IFRS dựa trên bản chất của giao dịch, do đó yêu cầu phải có xét đoán và đánh giá mang tính phân tích của cán bộ quản lý, những người sẽ tham vấn nhân viên kế toán của minh.
Thách thức thứ hai là việc xây dựng các hệ thống nhân viên kế toán đủ năng lực, có thể lưu trữ toàn bộ dữ liệu liên quan của các giao dịch, đảm bảo việc xử lý giao dịch đầy đủ, chính xác và đưa ra được các phân tích tài chính chi tiết. Việc áp dụng đúng các phương pháp hạch toán phù hợp và các yêu cầu trình bày và thuyết minh theo IFRS có thể đòi hỏi phải ghi chép những thông tin mà doanh nghiệp hiện không lưu giữ.
Những công việc đó chỉ có thể thực hiện với sự hỗ trợ của Hội đồng quản trị doanh nghiệp. Các doanh nghiệp cần thiết lập hệ thống và qui trình để đảm bảo tuân thủ các chuẩn mực kế toán áp dụng. Việc quản lý công tác BCTC, trong đó có yêu cầu tuân thủ và kiểm toán nội bộ, cần được tăng cường nhằm đảm bảo tính trung thực của BCTC.
Với sức ép và sự giám sát ngày càng cao của công chúng và các cơ quan quản lý, trong khi việc chuyển đổi sang IFRS cần nhiều thời gian, doanh nghiệp không thể bỏ qua vấn đề này nếu muốn thành công trong môi trường cạnh tranh. Việc lập lộ trình để áp dụng IFRS, bao gồm nâng cao nhân thức, đào tạo và xây dựng hệ thống là cấp bách và bắt buộc.
Chủ đề: Phần mềm tài chính kế toán, Phần mềm quản lý tài chính Infor10, Phần mềm Sunsystems, Quản lý tài chính
Sự kiện sắp tới: