Ngày nay, việc lập kế hoạch sản xuất là một phần tất yếu trong mọi hệ thống ERP. Hầu hết các hệ thống ERP hiện đại đều có phân hệ APS (Advance Planning and Scheduling). Nhiều người cho biết, khả năng lập kế hoạch, tối ưu hóa tài nguyên nhân lực, máy móc và hoàn thành đơn hàng đúng hẹn là những lý do chính khiến họ đầu tư vào hệ thống ERP cho ngành sản xuất.
Hãy cùng điểm qua những sai lầm trong việc lập kế hoạch sản xuất bằng phần mềm ERP khiến hiệu quả hoạt động của bạn không được như mong đợi.
Nhân viên sẽ luôn theo sát kế hoạch
Mọi người sẽ không theo kế hoạch của bạn. Có rất nhiều lý do cho vấn đề này, trong đó có một số lý do chính đáng:
- Mọi người sẽ làm những gì họ đã làm ngày hôm trước.
- Mọi người sẽ tự lựa chọn công việc để làm tiếp theo.
- Mọi người có thể hiểu những cài đặt thông thường và công việc nào là quan trọng nhất tiếp theo.
- Công việc được sắp xếp theo kế hoạch có thể không được chuyển giao từ quá trình trước đó.
Điểm này rất quan trọng. Hệ thống ERP của bạn có thể tự cho rằng mọi hoạt động tại phân xưởng sẽ hoàn thành như kế hoạch. Thực tế thường không như vậy. Một kế hoạch hiệu quả cần phải thích ứng với thực tế và các nhiệm vụ cần phải được lên kế hoạch lại liên tục.
Lập kế hoạch với thời gian cụ thể sẽ giúp bạn không bị quá tải trong tương lai
Lập kế hoạch với thời gian cụ thể có thể hữu ích, nhất là sau khi bạn đã thành thục việc lập kế hoạch cụ thể. Kế hoạch ERP được lên cho từng khoảng thời gian. Bất kỳ công việc nào cũng cần một khoảng thời gian để thực hiện và hệ thống sẽ tìm khoảng thời gian còn trống cho hoạt động đó. Do các công việc được lên kế hoạch cùng một lúc dựa trên thứ tự ưu tiên mà bạn đề ra. Công việc thứ nhất sẽ được lên kế hoạch trong một khoảng thời gian, và tương tự như vậy đối với các công việc thứ 2, thứ 3...
Khi hệ thống cố gắng lên kế hoạch đến công việc thứ 100 và nó cần một khoảng thời gian 75 phút trống cho công việc này thì hệ thống có thể lấy một khoảng thời gian trong tháng kế tiếp mà không chú ý rằng đơn hàng hết hạn vào ngay tuần tiếp theo. Đừng cố gắng sử dụng việc lập kế hoạch với thời gian cụ thể cho mọi công việc. Hãy tìm cách sắp xếp những công việc buộc lập kế hoạch như thế, và không áp đặt thời gian cụ thể cho các công việc còn lại.
Những đơn hàng của bạn sẽ luôn đúng giờ
Việc lập kế hoạch sản xuất ERP chắc chắn sẽ rất có ích. Nhưng như đã nói ở trên, thực tế sẽ vẫn tiếp diễn do vậy chắc chắn rằng sẽ có sự chậm trễ trong công việc. Điều duy nhất bạn có thể hy vọng trong trường hợp này đó là cải thiện công việc.
Đọc thêm: Đánh giá phần mềm ERP cho ngành sản xuất Infor CloudSuite
Lập kế hoạch một lần cho mọi công việc
Bạn không thể chọn một phương pháp lên kế hoạch phù hợp nhất và chỉ sử dụng phương pháp này để lên kế hoạch trong tương lai. Bạn sẽ nhận ra mình sử dụng phương pháp lập kế hoạch tiến trước rất nhiều cho các hoạt động. Sau đó, bạn phải lên kế hoạch lại cho công việc cho những quá trình tiếp theo dựa trên tình hình giao hàng của một phần công việc. Cuối cùng thì bạn lại phải lên kế hoạch lùi một lần nữa từ ngày hết hạn. Đó chỉ là đối với một nhiệm vụ đơn lẻ thôi. Trong hệ thống của bạn có bao nhiêu nhiệm vụ ?
Phần mềm ERP là một công cụ quản trị sản xuất mạnh mẽ và giúp việc lên kế hoạch sản xuất của bạn hiệu quả hơn. Tuy nhiên, nó không phải là một công cụ có thể xử lý mọi hoạt động mà chính bạn phải dành nhiều nỗ lực để đạt được kết quả như mong muốn.
Để tìm hiểu chi tiết hơn, hãy yêu cầu xem Demo giải pháp ERP cho ngành sản xuất của chúng tôi ngay hôm nay!
*****
Về tác giả - Tom Miller
Tom Miller đã triển khai thành công các dự án Epicor, SAP, QAD, và Micro MRP. Ông làm việc với vị trí quản lý chuỗi cung ứng và phân phối và luôn luôn học hỏi để gia tăng khả năng của mình. Liên hệ với Tom qua địa chỉ customerteam@erpfocus.com.