<img src="https://certify.alexametrics.com/atrk.gif?account=53pUm1a4KM+2vg" style="display:none" height="1" width="1" alt="">

Cách xây dựng mục tiêu dự án ERP dựa trên các động lực kinh doanh

Đăng bởi Thao Chau

Find me on:
vào

Các mục tiêu của dự án ERP đóng vai trò là kim chỉ nam cho toàn bộ quá trình triển khai. Do đó, các mục tiêu này cần được thiết lập dựa trên nhu cầu kinh doanh cụ thể của công ty. Điều quan trọng là phải hình dung cách công nghệ có thể được tận dụng để cải thiện các hoạt động không chỉ trong doanh nghiệp mà còn trên toàn hệ sinh thái bao quanh doanh nghiệp của bạn.

Đọc thêm: Vì sao cần phân tích kinh doanh chuyên sâu trước khi triển khai ERP?

Quá trình lựa chọn ERP: Xây dựng mục tiêu dựa trên các động lực kinh doanh chính

Khi thiết lập các mục tiêu ERP để xây dựng trường hợp cho doanh nghiệp, bạn nên xem xét bốn động lực kinh doanh chính:

1. Cải thiện hiệu quả kinh doanh

Động lực quan trọng này tưởng như là điều hiển nhiên, nhưng hệ thống ERP mới của doanh nghiệp nên cung cấp những giá trị cốt lõi nào để cải thiện hiệu suất?

Sẽ có những câu trả lời khác nhau như từ việc thúc đẩy tăng trưởng, giảm chi phí, giới thiệu sản phẩm hoặc dịch vụ mới đến nâng cao hiệu quả. Nhưng tính minh bạch thường được xếp là một trong những điểm mạnh hàng đầu mà tất cả các doanh nghiệp cần từ hệ thống ERP cốt lõi của họ cho bất kỳ cải tiến hiệu suất nào trong số này.

Ví dụ, khi có một đơn đặt hàng, tất cả người dùng ERP có liên quan sẽ không chỉ thấy yêu cầu đặt hàng mà còn theo dõi tiến trình của nó trong các quy trình kinh doanh, từ nhập đơn đặt hàng, sản xuất và phân phối đến lập hóa đơn và thu tiền. Cập nhật thời gian thực và quy trình làm việc tự động giúp tăng năng suất và lấp đầy các khoảng trống thông tin.

Kết quả cuối cùng là khách hàng nhận được đơn đặt hàng nhanh hơn và ít lỗi hơn trước đây, đồng thời các nhà lãnh đạo công ty có được hiểu biết để đưa ra các quyết định kinh doanh thông minh hơn và nhanh hơn. Cuối cùng, xếp hạng các mục tiêu kinh doanh và thiết lập các Chỉ số Hiệu suất Chính (KPI) để đo lường chúng sẽ giúp bạn chọn đúng hệ thống ERP phục vụ tốt nhất nhu cầu của công ty.

Đọc thêm: Vì sao doanh nghiệp sản xuất cần chú tâm hơn vào phân bổ chi phí?

Tải & tìm hiểu câu chuyện triển khai ERP thành công của Ferrari

2. Đảm bảo tuân thủ và giảm thiểu rủi ro

Đối với nhiều ngành, chẳng hạn như thiết bị y tế hoặc hàng không và quốc phòng, tuân thủ quy định là một phần cốt yếu trong điều hành doanh nghiệp. Điều này đòi hỏi phải theo dõi dữ liệu một cách sát sao. Và hệ thống ERP giúp loại bỏ hầu hết các lỗi và rủi ro liên quan đến việc theo dõi dữ liệu thủ công.

Với tất cả các phòng ban làm việc từ một hệ thống, có thể theo dõi sự tuân thủ trong suốt vòng đời của sản phẩm thông qua các chức năng như truy xuất nguồn gốc từ đầu đến cuối và theo dõi hoàn chỉnh hoạt động của người dùng. Ngoài ra, hệ thống ERP dễ dàng theo dõi các vấn đề liên quan đến sản phẩm có vấn đề hoặc mối quan tâm của khách hàng để các vấn đề chất lượng có thể được giải quyết dễ dàng hơn.

Một phần của việc lựa chọn hệ thống ERP có nghĩa là đảm bảo rằng nó hỗ trợ một cách tiếp cận toàn diện đối với các quy định cũng như bảo mật dữ liệu.

Đọc thêm: Bài Học Rút Ra Từ 3 Dự Án Triển Khai ERP Thất Bại

3. Đơn giản hóa các tác vụ của nhân viên

Nhiều công ty áp dụng hệ thống ERP để giúp công việc của nhân viên trở nên dễ dàng hơn. Tuy nhiên, nó sẽ phản tác dụng nếu việc làm quen với hệ thống mới mất quá nhiều thời gian.

Một hệ thống ERP hiện đại do đó phải trực quan, dễ sử dụng và không yêu cầu người dùng phải được đào tạo chuyên sâu chỉ để vận hành.

Ngoài ra, các quy trình thông thường nên được tiêu chuẩn hóa hoặc sắp xếp hợp lý thông qua ERP. Chức năng này loại bỏ mâu thuẫn và lỗi có thể phát sinh khi các quy trình thủ công đang được xử lý bởi các công nhân khác nhau bằng cách sử dụng các quy trình khác nhau hoặc yêu cầu tùy chỉnh giải pháp.

Với cơ sở hạ tầng này, nhân viên dành ít thời gian hơn để thực hiện các nhiệm vụ sử dụng nhiều lao động và có thể chuyển sự tập trung của họ sang các hoạt động có giá trị gia tăng, mang tính sứ mệnh quan trọng.

Infographic: Đã đến lúc doanh nghiệp nâng cấp hệ thống ERP

4. Cải thiện khả năng tích hợp và cộng tác

Trong nền kinh tế toàn cầu ngày nay, doanh nghiệp sản xuất thường có nhiều cơ sở sản xuất ở khác vùng hoặc quốc gia khác nhau. Hệ thống ERP giúp các tổ chức thiết lập và duy trì các quy trình chuẩn cho mọi địa điểm, nhưng vẫn đảm bảo địa phương hóa cần thiết, như ngôn ngữ và tiền tệ.

Ví dụ, hệ thống ERP thường được tận dụng để đơn giản hóa việc xử lý hóa đơn giữa các địa điểm, có thể giảm chi phí vận chuyển hóa đơn và giảm thiểu sự tham gia của nhân viên. Tất cả thông tin liên quan đến quy trình này cũng có thể được truy cập mọi lúc, mọi nơi.

Hệ thống ERP cũng phải kết nối tất cả các hệ sinh thái công nghệ trong môi trường kinh doanh của bạn, bao gồm các ứng dụng của khách hàng, nhà cung cấp và đối tác. Nhân viên cũng cần truy cập dữ liệu và chạy các quy trình kinh doanh không chỉ từ máy tính để bàn của họ mà còn từ các ứng dụng dành cho thiết bị di động. Hệ thống ERP bạn chọn phải tích hợp liền mạch, bất kể các ứng dụng được triển khai tại chỗ, trên đám mây hay cả hai.

Bốn động lực chính này có thể giúp bạn nắm bắt trung thực những cách doanh nghiệp của bạn có thể và nên phát triển, cho phép bạn đặt ra các mục tiêu chiến lược. Khi bạn đã thiết lập và xếp hạng các mục tiêu ERP của mình, bạn có thể chuyển từ phân tích bức tranh toàn cảnh sang xác định các cách mà khả năng ERP có thể biến đổi hoạt động hàng ngày và đáp ứng nhu cầu kinh doanh của bạn.

Triển khai dự án ERP thành công: Câu chuyện của Ferrari và Infor LN

Chủ đề: ERP

Sự kiện sắp tới:

Sự kiện:

Các bài viết mới nhất

Bài viết xem nhiều nhất

Mục tiêu & Sứ mệnh

RY - profile picture-1

 Rick Yvanovich
//Người sáng lập & Giám Đốc Điều Hành//

Với trang blog của TRG International, sứ mệnh của chúng tôi là trở thành người bạn đồng hành đáng tin cậy và là người có thể cung cấp các giải pháp hoạt động tối ưu cho doanh nghiệp bạn. Chúng tôi sẽ đảm bảo rằng chúng tôi giúp doanh nghiệp của bạn càng ngày càng phát triển lớn mạnh hơn.

Đăng ký nhận bài viết từ TRG

Kết nối với chúng tôi