Doanh nghiệp sản xuất dù quy mô lớn hay nhỏ và hoạt động trong lĩnh vực nào cũng đều mong muốn thu về lợi nhuận tối ưu. Nhưng dù cho có hoạch định một định mức chi phí hoàn hảo đến đâu vẫn sẽ tồn tại một khoảng chênh lệch giữa chi phí sản xuất định mức và thực tế.
Bài toán được đặt ra ở đây chính là làm thế nào để doanh nghiệp sản xuất có thể phân bổ phần chênh lệch đó một cách hiệu quả nhất vào giá trị hàng tồn kho hiện có và giá vốn hàng đã bán ra.
Vì sao phải phân bổ chi phí?
Kết quả của quá trình sản xuất là tạo ra thành phẩm. Dưới góc độ kế toán, thành phẩm khi bán ra sẽ được ghi nhận vào “giá vốn hàng bán”. Sản phẩm chưa được bán và lưu trữ trong kho sẽ được ghi nhận vào “giá trị hàng tồn kho”.
Nhiệm vụ của nhân viên kế toán là phân bổ chi phí ở ba nhóm chính: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung thông qua tiêu chí “sản lượng sản xuất trong kỳ”.
Điều này sẽ tác động đến hai yếu tố trực tiếp là giá trị hàng tồn kho hiện có và giá vốn hàng đã bán ra.
Đọc thêm: Lợi ích của APS trong giải pháp ERP cho ngành sản xuất
Các yếu tố chịu ảnh hưởng từ kết quả phân bổ chi phí sản xuất
Việc phân bổ không chính xác hoặc thậm chí không phân bổ chắc chắn sẽ gây tác động tiêu cực dây chuyền, kéo theo biến động của nhiều yếu tố khác từ đó ảnh hưởng đến báo cáo tài chính của doanh nghiệp.
Vậy khi sản lượng sản xuất trong kỳ tác động đến giá trị hàng tồn kho hiện có và giá vốn hàng bán sẽ kéo theo hệ quả gì?
Đọc thêm: ERP Đám Mây cho Ngành Sản Xuất: Câu chuyện thành công của JR Watkins
Hàng tồn kho là tài sản ngắn hạn vì vậy khi giá trị hàng tồn bị sai lệch sẽ đồng thời làm sai lệch cả giá trị tài sản. Kéo theo đó là tác động đến các chỉ số tài chính liên quan, điển hình như chỉ số thanh toán hiện hành, chỉ số vòng quay hàng tồn kho, chỉ số vòng quay các khoản phải trả… không được phản ánh đúng và phản ánh sai lệch khả năng thanh toán thực tế của doanh nghiệp.
Giá vốn hàng bán đóng vai trò quan trọng giúp xác định lợi nhuận gộp của doanh nghiệp. Khi giá vốn hàng bán cao hơn giá trị thực tế sẽ làm tăng chỉ số thu nhập ròng. Tuy nhiên, đây chỉ là con số ảo do chưa được cập nhật đủ chi phí nên không thể phản ảnh chính xác thực trạng vận hành của doanh nghiệp.
Ngược lại, khi giá vốn hàng bán thấp hơn giá trị thực tế thì thu nhập ròng sẽ giảm, doanh nghiệp sẽ có ít lợi nhuận hơn.
Và báo cáo tài chính là nơi sẽ thể hiện rõ ràng và trực quan nhất biến động của hai yếu tố trực tiếp vừa nêu trên.
Giải pháp giúp doanh nghiệp sản xuất giải bài toán phân bổ chi phí
Đối với các doanh nghiệp sản xuất, việc ứng dụng phần mềm ERP vào quản trị là tối cần thiết. Không những giúp doanh nghiệp quản lý mọi khía cạnh của quy trình sản xuất và nguồn cung ứng, phần mềm ERP còn là công cụ hỗ trợ tính giá thành, phân bổ tài chính và báo cáo tài chính chính xác, hiệu quả.
Với hơn 30 năm nghiên cứu và phát triển, Infor SyteLine (hay còn được gọi là Infor CloudSuite Industrial) cung cấp cho doanh nghiệp một giải pháp toàn diện với các tính năng dành riêng cho nhiều loại hình sản xuất nhằm hỗ trợ công tác quản lý, giúp doanh nghiệp tận dụng hiệu quả mọi nguồn lực của mình.
Tuy là một giải pháp được thiết kế để phù hợp với quy chuẩn và best practice trong ngành sản xuất, Infor SyteLine vẫn có khiếm khuyết - phân hệ phân bổ chi phí.
Để khắc phục khiếm khuyết đó, đội ngũ triển khai của TRG đã cùng nghiên cứu và phân tích quy trình sản xuất của khách hàng, từ đó xây dựng nên chức năng phân bổ hoàn thiện đồng thời cũng phù hợp nhất với nhu cầu thực tế của khách.
Đọc thêm: Đánh giá phần mềm ERP cho ngành sản xuất Infor CloudSuite
Chức năng phân bổ chi phí trên Infor SyteLine hoạt động dựa trên quy trình làm việc gồm 4 bước chính:
- Kết chuyển chi phí sản xuất thực tế sang tài khoản chi phí sản xuất định mức để xác định số dư chênh lệch cần phân bổ
- Tập hợp chênh lệch chi phí sản xuất định mức theo chuyền nhận phân bổ
- Hệ thống thực hiện tính toán phân bổ chi phí trên từng sản phẩm khi qua các chuyền sản xuất
- Tại thời điểm thực hiện, hệ thống cập nhật điều chỉnh giá vốn hàng bán của thành phẩm trong kỳ và giá trị hàng tốn kho cuối kỳ theo từng kho
Nhờ sự phối hợp chặt chẽ và niềm tin vào giải pháp hiện đại, dự án triển khai Infor SyteLine đã diễn ra thành công và mang đến cho doanh nghiệp sản xuất nhiều kết quả tích cực.
Doanh nghiệp giờ đây có thể cập nhật đầy đủ và chính xác doanh thu và chi phí, nhờ đó mà quy trình tính giá thành sản phẩm cũng hiệu quả hơn. Quan trọng nhất là dữ liệu được cập nhật trong thời gian thực và các tính năng phân tích dữ liệu và báo cáo chuyên sâu, thuận tiện cho doanh nghiệp truy xuất dữ liệu và báo cáo.
Khi nắm trong tay bản báo cáo tài chính đáng tin cậy, phản ánh đúng thực trạng tài chính và vận hành của doanh nghiệp, quản lý và lãnh đạo cũng có thể đưa ra quyết định hoặc lập kế hoạch chiến lược nhanh chóng, hiệu quả hơn.
Liệu Infor SyteLine có phù hợp cho doanh nghiệp bạn? Tải ngay tài liệu về Infor SyteLine, giải pháp ERP dành riêng cho ngành sản xuất, để tìm hiểu thêm về lợi ích cũng như chức năng nổi bật của phần mềm hiện đại này.