APS (Advanced Planning and Scheduling: Lập kế hoạch và điều độ nâng cao) là một hệ thống quản trị sản xuất tiên tiến có khả năng phân bổ nguyên vật liệu và năng lực sản xuất một cách tối ưu nhằm cân bằng nhu cầu và năng lực thực tế. Đây là một thay đổi mang tính đột phá so với các phần mềm lập kế hoạch truyền thống khác, đặc biệt là MRP (manufacturing resource planning - lập kế hoạch nguồn lực sản xuất), giải pháp tiền thân của ERP.
Do đó, APS thích hợp cho môi trường sản xuất phức tạp, bao gồm:
- MTO (made-to-order, sản xuất theo yêu cầu), ETO (engineer-to-order, thiết kế theo yêu cầu)
- Sản xuất các sản phẩm kỹ thuật cao, nhiều thành phần
- Sản xuất nhiều dòng sản phẩm tại một nhà máy
- Lịch trình và yêu cầu thường xuyên thay đổi
Quản lý những ràng buộc thực tế
Trong khi ERP truyền thống tập trung chính vào việc quản lý tài nguyên, APS tập trung vào quản lý những ràng buộc (constraint). APS có thể mô phỏng một cách chân thật sản lượng của doanh nghiệp bao gồm cả những ‘nút thắt cổ chai’ trong quy trình cung ứng và sản xuất. Kết quả đạt được là một kế hoạch sản xuất khả thi hơn.
Đọc thêm: Ngành sản xuất & Cách mạng công nghiệp 4.0
Những ràng buộc thường gặp trong thực tế mà một hệ thống APS hiệu quả có thể giải quyết:
- Kỹ năng và thiết bị chuyên dụng: trong quá trình lập kế hoạch, APS sẽ nhận diện được những hạn chế như việc thiếu nhân công sở hữu kỹ năng chuyên sâu cần thiết cho một khâu nhất định hoặc thiếu hụt thiết bị chuyên dụng.
- Tồn kho nguyên liệu thô: APS tính đến số lượng nguyên liệu thực tế sẵn có trong ngày, chứ không phải những gì sẽ được giao trong tương lai.
- Năng lực tổng thể của nhân lực và máy móc: APS tối ưu hóa toàn bộ quy trình sản xuất thay vì từng công đoạn riêng biệt.
- Trình tự sản xuất: một hệ thống APS hiệu quả sẽ nhận định được trình tự tối ưu nhằm cắt giảm thời gian chuyển đổi (changeover).
Lập kế hoạch sản xuất song song
Với những phương thức lập kế hoạch sản xuất trước đây, từng công đoạn được thực hiện riêng lẻ sau đó mới được tổng hợp. Ví dụ, các bước lập kế hoạch yêu cầu nguyên liệu, ràng buộc và năng suất được tách riêng. Trong nhiều trường hợp, lập kế hoạch ràng buộc bị loại bỏ hoàn toàn. Trái lại, APS có khả năng kết hợp mọi khía cạnh của quy trình thành một giải pháp duy nhất.
Đọc thêm: Dự báo nhu cầu sản xuất: Làm thế nào cho tốt?Tối ưu hóa và cộng tác toàn diện
Hệ thống APS tìm kiếm những giải pháp tối ưu cho toàn bộ chuỗi cung ứng thay vì tập trung vào từng quy trình nhỏ và riêng lẻ. Hệ thống đồng thời tạo nền tảng cho việc hợp tác giữa doanh nghiệp với nhà cung cấp và khách hàng. Khi thông tin được trao đổi trên mọi phương diện trong quá trình lập kế hoạch, cả bên trong lẫn bên ngoài, đây chính là lúc bạn tiến gần hơn đến sự tối ưu hóa toàn diện.
Đọc thêm: Giải pháp ERP giúp Quản trị Sản xuất hiệu quả hơn như thế nào?
Lợi ích chính của APS
Giữ đúng lời hứa với khách hàng
APS giúp thiết lập những kế hoạch khả thi hơn, có thể được hiện thực hóa, dựa trên những ràng buộc và khả năng thực tế. Những khả năng chưa từng có trước đó như lập kế hoạch tiến/ lùi, thời gian hoàn thành đơn hàng (lead time) linh động là những ưu điểm nổi trội của APS so với những giải pháp truyền thống khác.
Lập kế hoạch nhanh hơn
APS cho phép các nhà sản xuất hoạch định từ một nguồn thông tin duy nhất trên toàn bộ hệ thống. APS ứng dụng các thuật toán cao cấp nhằm nhanh chóng đưa ra quyết định thông minh hơn.
Cùng thảo luận về ngành sản xuất hiện đại: Đăng ký nhận thông tin từ blog
Phản ứng nhanh với thay đổi trong yêu cầu
Khi một đơn hàng mới được thêm vào những đơn hàng hiện tại, hoặc khi thời gian giao hàng cho một đơn hàng ưu tiên bị thay đổi, APS có thể nhanh chóng đưa ra nhiều cách giải quyết và lựa chọn giải pháp thích hợp nhất. Đối với các nhà sản xuất lớn, cần những giải pháp tích hợp từ lúc bắt đầu đến khi kết thúc, thì APS nên được xem như một trong những chức năng chính trong yêu cầu ERP của doanh nghiệp.
Ứng dụng APS trong thực tế
Ceská zbrojovka a.s (czub.cz), nhà sản xuất vũ khí lớn nhất của Cộng Hòa Séc, đã có thể tăng 30% sản lượng sau khi ứng dụng phân hệ APS của giải pháp Infor CloudSuite Industrial (Syteline) từ đầu năm 2014. Ceská hiện đang cung cấp gần 300 chủng loại vũ khí cá nhân khác nhau, với mỗi loại được cấu thành từ 50 linh kiện. Trung bình, từng linh kiện này phải trải qua 30 công đoạn gia công và xử lý với yêu cầu rất cao về độ chính xác. Với một cơ cấu sản phẩm phức tạp như vậy, cộng với nhu cầu khách hàng thường xuyên thay đổi, thì việc triển khai APS là một lựa chọn tất yếu của Ceská.
Như vậy, một giải pháp ERP cho ngành sản xuất hiện đại nên được tích hợp APS. Để tìm hiểu chi tiết hơn, bạn có thể yêu cầu một buổi Demo ngay hôm nay!