<img src="https://certify.alexametrics.com/atrk.gif?account=53pUm1a4KM+2vg" style="display:none" height="1" width="1" alt="">

5 cấp độ để xây dựng nền tảng cộng tác hiệu quả với social ERP (phần 1)

Đăng bởi Thai Pham vào

Trong bài viết trước, chúng tôi đã giới thiệu sơ qua về khái niệm cơ bản của social ERP và cộng tác trong doanh nghiệp sản xuất cũng như lợi ích chúng mang lại. Tất nhiên, nhà sản xuất không thể nào xây dựng thành công chiến lược cộng tác mà không có một phương pháp thực tế, tập trung vào mục tiêu để tận dụng được tối đa lợi ích từ social ERP.

Có rất nhiều lĩnh vực cộng tác, và mỗi lĩnh vực yêu cầu công cụ và ưu tiên khác nhau, vì vậy doanh nghiệp cần phải chú ý đến toàn bộ các lĩnh vực cộng tác để có được sự cộng tác toàn thể trước khi tiến tới mục tiêu tiếp theo.

Chiến lược hiệu quả nhất để xây dựng một hệ thống cộng tác sản xuất hiệu quả có thể đạt được qua 5 cấp độ, cùng với mỗi lĩnh vực cộng tác.

1.      Sự cộng tác giữa các nhân viên

Đây là cấp độ cơ bản của cộng tác, có thể hiểu theo nghĩa đơn giản là "mạng xã hội doanh nghiệp". Đối với doanh nghiệp ngoài ngành sản xuất, họ chỉ cần đạt đến cấp độ này là đủ. Tuy nhiên, quy trình sản xuất lại yêu cầu nhiều hơn là những cuộc đối thoại giữa nhân viên với nhau. Họ cần tập trung các nội dung trao đổi xoay quanh các hoạt động kinh doanh và trung chuyển thông tin kinh doanh để đạt được hiệu quả sản xuất.

Sự quan trọng của các công cụ xử lý theo quy trình như kế toán chi phí dựa trên hoạt động (ABC), tái thiết kế quy trình kinh doanh, và quản lý chất lượng tổng thể để tăng cường hiệu suất làm việc cá nhân đã được biết đến từ lâu trong ngành sản xuất. Tuy nhiên, hiệu suất cá nhân cao không đồng nghĩa với hiệu suất doanh nghiệp cao.  Hai lĩnh vực này hoàn toàn không giống nhau, vì sự toàn cầu hóa cũng đã thay đổi những chuẩn mực trong thế giới kinh doanh. Vì thế vai trò của cộng tác lại càng trở nên quan trọng, đặc biệt là đối với doanh nghiệp sản xuất hiện nay.

describe the image

Mặc dù cộng tác có thể nói là trái tim của bất kì nhà sản xuất nào, nhưng hầu hết các doanh nghiệp tại Việt Nam vẫn chưa tìm ra cách để quản lý cộng tác một cách hiệu quả nhất. Theo McKinsey (2006), cộng tác hiệu quả chỉ xảy ra khi có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa hiệu suất làm việc cá nhân, đội nhóm và toàn thể doanh nghiệp cao.

Một hệ thống social ERP tân tiến có khả năng tích hợp cộng tác vào sâu trong quy trình kinh doanh có thể là giải pháp tốt nhất. Thế hệ kế tiếp của hệ thống ERP đã thay đổi, và những ứng dụng mạng xã hội đang ngày càng chứng minh giá trị của mình trong việc kết nối cả nội bộ doanh nghiệp lẫn các mối quan hệ bên ngoài như khách hàng. Không giống như việc kết hợp hệ thống ERP với các trang mạng xã hội, một hệ thống social ERP phản chiếu hết tất cả các chức năng của một trang mạng xã hội. Giao diện có thể tương tự như Facebook, nhưng dữ liệu được bảo mật và tích hợp trong hệ thống social ERP.

Công cụ trong hệ thống social ERP có khả năng làm cho việc cộng tác và giao tiếp giữa nhân viên và đối tác trở nên thuận tiện. Kết nối nhanh chóng và giúp người dùng chủ động trong việc giải quyết các vấn đề cùng nhau dễ dàng hơn.

2.      Sự cộng tác giữa các hệ thống, nguồn lực và nhiều thứ khác

Hỗ trợ các hệ thống và tài nguyên cũng rất quan trọng đối với sự phát triển kinh doanh, cùng với hiệu suất nhân lực trong doanh nghiệp. Theo Gartner (2013), một doanh nghiệp sản xuất hàng đầu cần phải tận dụng kiến thức nội bộ và cách vận hành kinh doanh để cung cấp cho tất cả các bên tiến độ hiện tại của quy trình kinh doanh.

Kết quả là, các hệ thống của bạn cũng phải có sự kết hợp nhuần nhuyễn như nhân viên trong cấp độ 1 đã đề cập ở trên bằng cách sử dụng giao diện đáp ứng tiêu chuẩn ngành công nghiệp để gia tăng tổng hiệu suất các quy trình. Bạn cần phải phát triển một mô hình để kết nối nhiều hệ thống khác nhau, tài nguyên và những thứ cần thiết khác để giúp quy trình sản xuất gọn nhẹ và thống nhất. Bạn cần một hệ thống mạnh mẽ có khả năng hỗ trợ cho các nhiệm vụ tích hợp hệ thống, dịch vụ điên toán đám mây, dịch vụ di động, và dịch vụ lập báo cáo nâng cao, tất cả họp lại trong một khuôn khổ cấu trúc duy nhất.

Ở cấp độ này, sự cộng tác giữa nhân viên là chưa đủ, mà còn phải kết hợp thông tin từ tất cả hệ thống kinh doanh với kiến thức của nhân viên và tài nguyên doanh nghiệp. Đổi lại, bạn sẽ có được lợi ích từ hệ thống social ERP của mình mà vẫn có được khả năng sử dụng nhiều giải pháp một cách đồng nhất, giúp bạn dễ dàng xác định được mọi lĩnh vực cần quan tâm trong doanh nghiệp.

 

Đón đọc bài viết kế tiếp của chúng tôi về 3 cấp độ còn lại của cộng khác để giúp doanh nghiệp sản xuất gia tăng hiệu suất, và làm cách nào để hợp nhất tất cả các cấp độ lại với nhau thông qua hệ thống social ERP. Hoặc bạn có thể tìm hiểu ngay bằng cách tải về tài liệu đầy đủ của chúng tôi "5 cấp độ cộng tác trong ngành sản xuất" tại đây!

Năm cấp độ cộng tác trong ngành sản xuất, ERP

Chủ đề: ERP

Sự kiện sắp tới:

Sự kiện:

Các bài viết mới nhất

Bài viết xem nhiều nhất

Our Editorial Mission

rick yvanovich resized 174

 Rick Yvanovich
 /Founder & CEO/

With TRG International Blogs, it is our mission to be your preferred partner providing solutions that work and we will make sure to guide your business to greatness every day.

Đăng ký nhận bài viết từ TRG

Follow Us