<img src="https://certify.alexametrics.com/atrk.gif?account=53pUm1a4KM+2vg" style="display:none" height="1" width="1" alt="">

6 lời khuyên để rút ngắn khoảng cách thế hệ

Đăng bởi Thu Nguyen vào

Trong bài viết kỳ trước, chúng tôi đã chỉ ra hai yếu tố khiến người trẻ bị coi là những nhân viên rắc rối. Chúng ta biết rằng làm việc nhóm và các hoạt động mang tính hợp tác đang trở thành một phần thiết yếu trong bất kỳ doanh nghiệp nào. Và thế hệ trẻ năng động cũng đang trở thành nhân tố quan trọng trong doanh nghiệp hơn bao giờ hết. Thế nhưng sẽ rất tồi tệ nếu hai yếu tố này bị “lệch pha” với nhau, đặc biệt lại vì tác nhân bên ngoài như việc cả ba thế hệ cùng làm việc dưới một mái nhà. Vì thế, chúng tôi sẽ giới thiệu sáu lời khuyên để giúp xóa đi khoảng cách giữa các thế hệ trong nhóm của bạn.

Trường hợp 1: Bạn thuộc thế hệ trẻ và đang quản lý một nhóm đa thế hệ

Thế hệ trẻ đang dần đảm nhận các vị trí lãnh đạo do các thế hệ đi trước để lại. Nhưng thành viên trong nhóm của bạn không phải ai cũng thuộc thế hệ trẻ. Một số cấp dưới của bạn lại lớn tuổi và nhiều kinh nghiệm hơn, nhưng bạn không thể làm ngơ họ và chỉ tập trung vào nhân viên trẻ tuổi hơn hoặc những người cùng thế hệ với bạn. Trong trường hợp này, chúng tôi khuyên bạn:

  1. Đừng sa đà vào những khác biệt

Bạn biết bạn khác họ. Họ biết họ khác bạn. Nhưng chỉ nên dừng lại ở đó. Không nên đừng tự cho rằng họ mong muốn nhận được đối xử đặc biệt từ bạn hay bạn cần phải nhấn mạnh bất kỳ điều gì như “Người từ thế hệ của tôi cảm thấy thế này”. Và đừng cho họ là những người lạc hậu vì họ cũng có thể sáng tạo và sành công nghệ như thế hệ trẻ các bạn!

Tải Whitepaper | Vì sao chương trình phát triển lãnh đạo của bạn thất bại

  1. Xây dựng niềm tin

Tại sao thế hệ đi trước không muốn dưới quyền một lãnh đạo trẻ tuổi? Lý do phổ biến nhất chính là họ không tin tưởng anh ấy/cô ấy. Một vài lý do cụ thể có thể trích từ cột trái của Hình 2. Nhưng làm thế nào để xây dựng niềm tin với họ mới là điều quan trọng. Sau đây là một số gợi ý những điều bạn nên và không nên làm khi xây dựng niềm tin dành trong nhân viên.

nên và không nên.png

  1. Khuyến khích trao đổi kinh nghiệm giữa các thế hệ

Nhân viên cấp dưới dày dặn kinh nghiệm là nguồn kiến thức lẫn kinh nghiệm quý báu đối với nhóm của bạn. Hãy tạo ra một chương trình cố vấn giữa các thế hệ để những thành viên giàu kinh nghiệm chia sẻ và giúp đỡ thành viên nhỏ tuổi hơn phát triển. Việc làm này tạo cho họ cảm giác được trân trọng và có giá trị trong khi bạn có thể đạt được cả hai mục tiêu: phát triển nhân viên tiềm năng và giữ chân nhân tài.

Trường hợp 2: Bạn thuộc thế hệ đi trước và quản lý nhóm nhân viên thế hệ trẻ

Ngay cả những lãnh đạo thuộc giai đoạn đầu của thế hệ trẻ (sinh giữa thập niên 1980 và đầu những năm 1990) cũng gặp nhiều khó khăn khi quản lý các thành viên sinh ra trong giai đoạn sau (sinh sau năm 1994 hoặc 1995). Sự bùng nổ của Internet và điện thoại thông minh vô hình chung đã chia cắt hai giai đoạn, do đó tạo nên nhiều khoảng cách  ngay trong chính thế hệ trẻ. Rất khó để quản lý một nhóm nhân viên đầy năng lượng, sự khác biệt và đôi khi đầy cả những ý tưởng điên rồ. Một vài lưu ý sau đây có thể giúp bạn quản lý hiệu quả nhóm nhân viên này.

  1. Tạo ra môi trường làm việc “dễ thở”

Người trẻ thường yêu thích môi trường làm việc linh động và đầy sức sống, cùng một lãnh đạo biết đồng cảm với nhân viên. Họ còn thích thân thiết cùng mọi người trong nhóm trên khía cạnh cá nhân. Chính vì thế, bạn nên tận dụng các dịp kết nối thành viên và hoạt động mang tính hợp tác để tăng cường không khí nơi làm việc. Bất kể nhóm của bạn làm ở mảng nào, vui vẻ và linh động là hai yếu tố cần thiết để gắn kết người trẻ với nhau.

  1. “Nhưng trước hết, hãy để tôi đề ra vài kỳ vọng nào!”

Mục đích chính khi làm việc cùng nhau là đạt được kết quả; chính vì thế, đặt ra giới hạn và kỳ vọng ngay từ đầu sẽ giúp giảm bớt rủi ro thành viên trong nhóm vượt ranh giới về sự chuyên nghiệp trong công việc chỉ để đùa vui. Là lãnh đạo, bạn cần phải làm rõ rằng bạn muốn nhóm mình hoạt động theo hướng nào và giải thích một cách khách quan những hành động nào nên được thể hiện/hạn chế vì có thể sẽ ảnh hưởng đến cả doanh nghiệp. Nếu có thể, hãy yêu cầu họ liệt kê những hành vi theo họ là không thể chấp nhận được hay gây ảnh hưởng xấu đến hiệu suất của nhóm, và lấy đó làm quy định. Đánh giá họ thường xuyên mỗi khi nhóm có thêm thành viên mới. Và hãy làm gương cho mọi người bằng cách tuân thủ mọi luật lệ.

  1. Tiếp động lực và phát triển theo chiến lược

Công việc có ý nghĩa và cân bằng công việc-đời sống là những gì lực lượng lao động trẻ tìm kiếm trong sự nghiệp. Nhưng để đạt được điều này, chắc chắn họ phải trải qua nhiều thách thức và đôi khi là những thời điểm khó khăn chồng chất. Chính vì thế, là một nhà lãnh đạo có tầm và có tâm, bạn nên biết cách tiếp thêm động lực cho thành viên trong nhóm vào những lúc khó khăn. Hơn thế nữa, họ cũng sẽ trân trọng kiến thức và kinh nghiệm thực tế bạn chia sẻ để giúp họ vượt qua thử thách, trau dồi kiến thức và giúp họ vẽ nên đường sự nghiệp.

Khoảng cách thế hệ là vấn đề phổ biến trong bối cảnh doanh nghiệp ngày nay, nhưng thay vì chịu đựng hay cố lảng tránh nhóm đa thế hệ trong doanh nghiệp, bạn nên tận dụng những khác biệt trong giá trị và kỳ vọng của từng thế hệ. Và hãy nhớ rằng mỗi cá nhân đều có tính cách và động lực thúc đẩy đặc thù của riêng họ. Bạn nên dành thời gian tìm ra điểm đặc biệt  của thành viên trong nhóm và đối xử với họ dựa theo tính cách thay vì thế hệ.

Vì sao chương trình phát triển lãnh đạo thất bại

Chủ đề: Quản lý nhân tài

Sự kiện sắp tới:

Sự kiện:

Các bài viết mới nhất

Bài viết xem nhiều nhất

Mục tiêu & Sứ mệnh

rick yvanovich resized 174

 Rick Yvanovich
//Người sáng lập & Giám Đốc Điều Hành//

Với trang blog của TRG International, sứ mệnh của chúng tôi là trở thành người bạn đồng hành đáng tin cậy và là người có thể cung cấp các giải pháp hoạt động tối ưu cho doanh nghiệp bạn. Chúng tôi sẽ đảm bảo rằng chúng tôi giúp doanh nghiệp của bạn càng ngày càng phát triển lớn mạnh hơn.

Đăng ký nhận bài viết từ TRG

Kết nối với chúng tôi