Một nhân viên được coi là xuất sắc có năng suất làm việc cao gấp 4 lần nhân viên bình thường. Nếu tuyển dụng được ít nhất một người như vậy cho nhóm của bạn, nhân viên ưu việt đó sẽ là nguồn động lực cho những thành viên khác.
Trong bài blog trước, chúng ta đã thảo luận về những kiểu nhân viên tài năng nhưng trái tính trái nết. Một bộ phận những nhân viên này cho rằng họ xứng đáng được đối xử đặc biệt hơn hẳn những thành viên khác. Dưới cương vị là một quản lý, bạn có nên đồng tình với quan điểm đó để giữ chân cũng như khích lệ các nhân viên giỏi của bạn? Và nếu bạn nghĩ là có, liệu những nhân viên khác có chấp nhận quyết định đó của bạn?
Rất khó để không thiên vị một ai đó
Bạn có thể thiên vị bất kỳ ai - Điều này rất khó tránh khỏi và có thể xảy ra với mọi doanh nghiệp. Sự thiên vị thậm chí còn đặc biệt rõ rệt trong một số ngành nghề và điều này đã dẫn đến nhiều tranh cãi. Nếu thiên vị là một “truyền thống” của doanh nghiệp bạn sẽ ảnh hưởng không tốt đến danh tiếng của công ty, đến quy trình tuyển dụng hoặc sự thăng tiến của một cá nhân.
Đọc thêm: 7 bước cơ bản của “Nghệ thuật làm đồng nghiệp tốt”
Đa số nhân viên không thích sự thiên vị
Thiên vị đơn giản chỉ là một quan điểm của một người đối với một cá nhân khác. Một điều chắc chắn rằng nhân viên của bạn sẽ tỏ thái độ không bằng lòng khi bạn rõ ràng đang thiên vị một cá nhân. Tuy nhiên, nhóm nhân viên giỏi nhưng “khó chiều” lại nghĩ rằng họ xứng đáng được quan tâm đặc biệt như vậy bởi theo họ, đó là một nguồn động viên, một lời công nhận cho công sức đã bỏ ra. Nếu bạn là nhân viên tài năng đó, bạn có muốn mình được khen thưởng như những nhân viên khác? Chắc chắn là không rồi!
Thiên vị tốt vs. Thiên vị xấu
Là một quản lý, bạn phải đảm bảo được rằng nhân viên của bạn hiểu rõ thế nào là thiên vị và công nhận. Thiên vị không đúng cách sẽ ảnh hưởng đáng kể và hạ thấp đạo đức cũng như năng suất làm việc của công ty. Việc phớt lờ những mặt xấu của những nhân viên tài năng nhưng “trái tính” sẽ dẫn đến sự hằn học, không bằng lòng và chia rẽ nội bộ. Một khi nhân viên của bạn đã không còn cảm thấy hứng thú với công việc, hiệu suất và lợi nhuận của công ty cũng sẽ sụt giảm đáng kể. Thêm vào đó, công ty bạn sẽ đánh mất những nhân viên tốt nếu như những nỗ lực của họ không được công nhận.
Đọc thêm: Làm thế nào để luôn giữ lửa công việc hằng ngày?
Thiên vị đúng cách có thể đánh giá dựa trên độ sẵn sàng để hợp tác hoặc những hành động cụ thể của nhân viên đó nhằm đạt mục tiêu chung của doanh nghiệp.Tất nhiên, không thể áp dụng cùng một cách đãi ngộ với mọi nhân viên. Nhưng trên hết, bạn cần luôn minh bạch và tuân thủ chính sách của công ty để có được sự tưởng thưởng xứng đáng với mọi nhân viên, từ những người luôn khiến bạn hài lòng với kết quả công việc đến những cá nhân đang ngày ngày nỗ lực phát triển bản thân mình!
Bạn muốn tìm hiểu thêm về chủ đề quản lý nhân sự? Đăng ký nhận thông tin từ TRG Talent.