<img src="https://certify.alexametrics.com/atrk.gif?account=53pUm1a4KM+2vg" style="display:none" height="1" width="1" alt="">

Bài viết mới nhất

Các chiêu phù phép trong báo cáo tài chính

Đăng bởi Thuy Tien Tran vào

Xem tiếp…
0 Bình luận Xem / Viết bình luận

Chủ đề: Phần mềm Infor10 CPM, Hợp nhất tài chính, Quản lý tài chính, Quản lý hoạt động doanh nghiệp, Lên kế hoạch và lập ngân sách

Các chiêu phù phép trong báo cáo tài chính

Đăng bởi Thuy Tien Tran vào

Xem tiếp…
0 Bình luận Xem / Viết bình luận

Chủ đề: Phần mềm Infor10 CPM, Hợp nhất tài chính, Quản lý tài chính, Quản lý hoạt động doanh nghiệp, Lên kế hoạch và lập ngân sách, Quản lý nhân tài

Báo cáo tài chính và sự thay đổi giá cả

Đăng bởi Thuy Tien Tran vào

 

Khi sức mua của đông tiền bị giảm sút đáng kể do giá cả tăng cao thì kế toán viên không thể tiếp tục cho rằng giá trị của đồng tiền không thay đổi. Và do đó, không thể cộng chung các khoản tiền đã được ghi nhận ở những thời điểm khác nhau. Một trong những giả thiết căn bản được áp dụng trong lĩnh vực kế toán là giá trị của đơn vị tiền tệ kế toán không thay đổi qua các năm. Giả thiết này còn được gọi là nguyên tắc “đồng tiền cố định”. Theo nguyên tắc này, khi lập bảng cân đối kế toán, kế toán viên sẽ cộng số dư của các Tài khoản “Tài sản” với nhau mặc dù những giá trị này đã được ghi nhận ở những thời điểm khác nhau. Một đồng tiền chi mua tài sản cố định ở năm 1998 được coi là có cùng giá trị với một đồng tiền trong năm 2008. Vấn đề đặt ra là giá trị của hai đồng tiền đó có ngang nhau hay không? Theo nguyên tắc “đồng tiền cố định” thì có, nhưng thực tế thì không cho là như vậy.

Xem tiếp…
0 Bình luận Xem / Viết bình luận

Chủ đề: Phần mềm Infor10 CPM, Hợp nhất tài chính, Quản lý tài chính, Quản lý hoạt động doanh nghiệp, Lên kế hoạch và lập ngân sách, Quản lý nhân tài

Vấn đề sử dụng đồng tiền trong báo cáo tài chính

Đăng bởi Rick Yvanovich vào

Xem tiếp…
0 Bình luận Xem / Viết bình luận

Chủ đề: Phần mềm Infor10 CPM, Hợp nhất tài chính, Quản lý tài chính, Quản lý hoạt động doanh nghiệp, Lên kế hoạch và lập ngân sách

6 câu hỏi quan trọng trong hoạch định chiến lược

Đăng bởi Thuy Tien Tran vào

Bất kể khi nào bạn xây dựng hoặc tái xây dựng định hướng của tổ chức thì đây là 6 câu hỏi mà bạn phải trả lời thật chính xác. Chắc hẳn bạn đã nghe câu "vào xấu, ra xấu, vào tốt, ra tốt", những suy nghĩ ban đầu của bạn nếu chính xác thì bạn sẽ hoàn toàn làm chủ được vận mệnh chiến lược của công ty bạn. 6 câu hỏi đó là:

Xem tiếp…
0 Bình luận Xem / Viết bình luận

Chủ đề: Phần mềm Infor10 CPM, Hợp nhất tài chính, Quản lý tài chính, Quản lý hoạt động doanh nghiệp, Lên kế hoạch và lập ngân sách, Quản lý nhân tài

Ủy thác công việc: thêm một thay giảm ngay gánh nặng

Đăng bởi Thuy Tien Tran vào

Trong “đồ nghề” của nhà quản lý, “uỷ thác công việc” là một trong những kỹ năng thiết yếu. Ủy thác thành công, nhà quản lý đã tự giải phóng mình để đầu tư thời gian một cách hiệu quả hơn.
Xem tiếp…
0 Bình luận Xem / Viết bình luận

Chủ đề: Quản lý hoạt động doanh nghiệp, Quản lý nhân tài

Tiết kiệm chi phí tại doanh nghiệp phải thực hiện từ gốc

Đăng bởi Thuy Tien Tran vào


Trong bối cảnh kinh tế lạm phát 2 con số, tình hình cạnh tranh trở nên gay gắt, để tối ưu hóa lợi nhuận hoặc thậm chí chỉ là để tồn tại thì có 2 việc doanh nghiệp cần phải làm: Tối ưu hóa nguồn thu và tiết kiệm tối đa chi phí một cách hợp lý.

Ai cũng biết tiết kiệm là cắt giảm chi phí, nhưng cắt giảm như thế nào để có thể đạt được ý định quản trị (vẫn duy trì năng suất, chất lượng, hình ảnh của doanh nghiệp) thì không phải điều dễ dàng.

Theo tôi, việc cắt giảm chi phí tại doanh nghiệp là vấn đề đúng nhưng phải có lộ trình và "chiến lược" tiết kiệm. Việc tiết kiệm tại các doanh nghiệp được thực hiện theo các bước:

1. Chuẩn hóa hệ thống quản trị chi phí:

Đây là bước đi tối quan trọng trong kiểm soát chi phí làm cơ sở phân tích, đánh giá hiệu quả của các nguồn chi. Việc xây dựng hệ thống quản trị chi phí cần tập trung đến định mức chi phí cho từng nhóm công việc, cho từng bộ phận. Các định mức có thể được tính dựa vào số liệu lịch sử, các dữ liệu phát sinh trong kỳ trước từ đó xây dựng định mức chi phí.

2. Cung cấp chi phí thực tế phát sinh cho từng bộ phận. Các chi phí được phân chia theo từng nhóm:

Mục đích của việc này là giúp các bộ phận có thể kiểm soát chi phí của mình từng tháng. Việc kiểm soát được chi phí từng tháng giúp các trưởng bộ phận không bị "giật mình' và chủ động trong việc kiểm soát các chi tiêu của mình.

3. Thực hiện cắt giảm những chi phí lớn:

Áp dụng nguyên tắc 80/20, bộ phận kết toán sẽ giúp các bộ phận biết được các chi phí nào chiếm phần lớn các chi phí trong doanh nghiệp. Theo nguyên tắc này, nếu chỉ cắt giảm 10% thì doanh nghiệp đã cắt giảm được một phần rất lớn giá trị tuyệt đối chi phí được cắt giảm.



4. Xây dựng chính sách thưởng, phạt khi triển khai chương trình cắt giảm chi phí:

Tại một số doanh nghiệp, việc thực hiện chính sách này rất uyển chuyển. Sau khi đã định mức chi phí và kiểm soát chi phí từng tháng, công ty có thể áp dụng chính sách thưởng X% trên tổng số chi phí cắt giảm được cho bộ phận đó. Khi các chi phí tiết giảm được quy đổi thành phần thưởng thì cả phía nhân viên và nhà quản lý đều có lợi: Phía công ty: cắt giảm được chi phí do ý thức của người lao động còn nhân viên thì hăng hái trong tiết kiệm vì họ hiểu họ đang nhận được tiền từ hành động này.

Bốn bước cơ bản trên có thể vận dụng một cách uyển chuyển trong từng hoàn cảnh của doanh nghiệp. Bài toán cắt giảm chi phí và bài toán nóng của các doanh nghiệp hiện nay và doanh nghiệp nào có phương pháp hợp lý sẽ có nhiều lợi thế trong con đường chinh phục những thành công.

Nguồn: quantri.vn Nguyễn Dũng

Xem tiếp…
0 Bình luận Xem / Viết bình luận

Chủ đề: Quản lý hoạt động doanh nghiệp, Quản lý nhân tài

6 câu hỏi quan trọng trong hoạch định chiến lược

Đăng bởi Thuy Tien Tran vào

Bất kể khi nào bạn xây dựng hoặc tái xây dựng định hướng của tổ chức thì đây là 6 câu hỏi mà bạn phải trả lời thật chính xác. Chắc hẳn bạn đã nghe câu "vào xấu, ra xấu, vào tốt, ra tốt", những suy nghĩ ban đầu của bạn nếu chính xác thì bạn sẽ hoàn toàn làm chủ được vận mệnh chiến lược của công ty bạn. 6 câu hỏi đó là:

1. Bạn đang ở đâu? Tình trạng hiện tại của công ty bạn như thế nào?

Nếu doanh nghiệp của bạn đang gặp rắc rối và bạn đã tuyển những nhà tư vấn bên ngoài công ty giúp đỡ, điều đầu tiên các nhà tư vấn này làm đó là hoàn thành bảng "đánh giá hoạt động". Bảng đánh giá này sẽ xác định chính xác những hoạt động của bạn từ dịch vụ đến sản phẩm... Nếu bạn tự thực hiện chiến lược, đây là điều tiên quyết bạn phải thực hiện đầu tiên.

2. Để có ngày hôm nay (tình trạng hiện tại của công ty bạn), bạn và công ty bạn đã làm gì?

Điều gì và những nhân tố nào đã đưa công ty bạn đến hiện tại? (hiện tại có thể tốt có thể không tốt), hãy là nhà tư vấn cho chính bạn. Bạn phải trung thực với câu hoi này, đặc biệt khi bạn phải đối đầu với cảm giác tâm lý đáng sợ đó là nhìn nhận những điều đã làm sai lầm tước đây.

Bạn không thể giải quyết vấn đề hay giải quyết những tình trạng không tốt của công ty trừ khi bạn đối mặt trực diện với nó, cho dù nó là gì đi nữa. Tái đánh giá lại toàn bộ hoạt động của công ty. Bạn đã làm mọi thứ cần thiết để giành và giữ chân khách hàng chưa? bạn đã tiết kiệm được bao nhiêu khi hợp tác với những đối tác khác? bạn có cần phải chia sẻ nhà kho cho các công ty "hàng xóm" không? bạn có thể chia sẻ dịch vụ của phòng kế toán của bạn? Những hoạt động nào bạn có thể outsourcing mà không làm giảm chất lượng phục vụ cho khách hàng? Hãy hỏi hỏi và hỏi, hãy đáp đáp và đáp một cách trung thực.

3. Bạn muốn đi đến đâu với khởi điểm là bây giờ?

Bạn muốn như thế nào? Hãy mô tả thật rõ ràng các mong muốn mà doanh nghiệp bạn đạt được. Bạn hãy tưởng tượng bạn đang trong tình trạng hoàn hảo thì doanh nghiệp bạn như thế nào? Hãy viết ra ước muốn của bạn về doanh thu, về cơ sở vật chất, các chứng chỉ, chứng nhận công ty bạn phải đạt được, môi trường làm việc, thu nhập của bạn và của nhân viên bạn, thu nhập của hội đồng thành viên... hãy viết ra ước mơ.

4. Làm thế nào bạn có thể đạt được những gì bạn muốn từ ngày hôm nay?

Những bước bạn phải làm để tạo ra tương lai bạn mơ ước. Hãy lập một danh sách. Viết nó ra từng thứ mà bạn nghĩ rằng nó góp phần đạt được mục tiêu của bạn trong tương lai. Hãy để một danh sách mở. Bất cứ khi nào bạn nhận thấy một hành động hoặc việc làm góp phần đạt được mục tiêu của bạn, hãy đưa vào danh sách. Tất cả những thông tin này sẽ là nguyên liệu để đạt được mục tiêu doanh nghiệp bạn.

5. Những trở ngại nào bạn phải vượt qua để đạt được mục tiêu chiến lược? Những khó khăn nào bạn phải giải quyết?

Tất cả những khó khăn hoặc trở ngại giữa hiện tại và ước muốn tương lai của bạn là gì? Hãy lập danh sách. Tiến hành chọn những trở ngại lớn nhất và khó nhất và xác định nó là điều cần phải giải quyết ngay. Theo kinh nghiệm của tôi, nếu những khó khăn lớn nhất được giải quyết thì những khó khăn còn lại tự nó sẽ biến mất.

6. Những kỹ năng, kinh nghiệm hoặc nguồn lực nào bạn cần để bổ sung nhằm đạt được mục tiêu chiến lược?

Những năng lực hoặc yêu cầu nào cần phải bổ sung để bạn đạt được các mục tiêu chiến lược trong thời gian tới? Mọi doanh nghiệp khi bắt đầu và phát triển khi họ cho rằng họ có những điểm mạnh hoặc lợi thế nào đó, nhưng những điểm mạnh này sẽ thay đổi và cần được bổ sung bằng những điểm mạnh mới ngày qua ngày. Nếu công ty đã là một công ty hàng đầu trong ngành, hãy xác định những lĩnh vực mới mà công ty sẽ đạt đến. Điều quan trọng nhất là hãy tự nói với mình là "ta sẽ làm được" và bắt đầu ngay hôm nay!

Với 6 câu hỏi đơn giản nêu trên, nó không chỉ giúp cho 1 doanh nghiệp bước đầu đạt được những định hướng chiến lược rõ ràng mà nó có thể áp dụng cho bất kỳ lĩnh vực, hoặc cho cả quản lý cá nhân, quản trị cuộc đời. Hy vọng nó sẽ hữu ích cho các bạn.

Xem tiếp…
0 Bình luận Xem / Viết bình luận

Chủ đề: Phần mềm Infor10 CPM, Hợp nhất tài chính, Quản lý tài chính, Quản lý hoạt động doanh nghiệp, Lên kế hoạch và lập ngân sách

Nếu vận dụng phương pháp tài khoản xử lý thông tin phục vụ lập báo cáo tài chính hợp nhất?

Đăng bởi Thuy Tien Tran vào

Xem tiếp…
0 Bình luận Xem / Viết bình luận

Chủ đề: Phần mềm Infor10 CPM, Hợp nhất tài chính, Quản lý tài chính, Quản lý hoạt động doanh nghiệp, Lên kế hoạch và lập ngân sách, Quản lý nhân tài

Đường ra thị trường

Đăng bởi Thuy Tien Tran vào

Không ít doanh nghiệp đã nỗ lực đầu tư cho sản phẩm, thương hiệu nhưng vẫn không thành công trong việc chiếm lĩnh thị trường. Một trong những nguyên nhân chính nằm ở sự trục trặc trên đường ra thị trường của sản phẩm. Khi đó, 2 câu hỏi được đặt ra: doanh nghiệp đã chọn đúng mô hình phân phối hay chưa? Và nếu đã chọn đúng thì làm sao để tối ưu hóa hệ thống phân phối đó?

Đường ra thị trường

Xem tiếp…
0 Bình luận Xem / Viết bình luận

Chủ đề: Quản lý hoạt động doanh nghiệp

Sự kiện sắp tới:

Sự kiện:

Các bài viết mới nhất

Bài viết xem nhiều nhất

Mục tiêu & Sứ mệnh

RY - profile picture-1

 Rick Yvanovich
//Người sáng lập & Giám Đốc Điều Hành//

Với trang blog của TRG International, sứ mệnh của chúng tôi là trở thành người bạn đồng hành đáng tin cậy và là người có thể cung cấp các giải pháp hoạt động tối ưu cho doanh nghiệp bạn. Chúng tôi sẽ đảm bảo rằng chúng tôi giúp doanh nghiệp của bạn càng ngày càng phát triển lớn mạnh hơn.

Đăng ký nhận bài viết từ TRG

Kết nối với chúng tôi