Khi xu hướng làm việc từ xa dần được “bình thường hóa”, không ít doanh nghiệp khuyến khích nhân viên trở lại làm việc tại văn phòng. Việc chuyển hướng này chắc chắn sẽ đem đến nhiều thách thức cho cả bộ phận HR và quản lý. Một chính sách chi tiết là yếu tố thiết yếu để đảm bảo quá trình quay lại văn phòng diễn ra suôn sẻ và được nhân viên đón nhận.
Bài viết này sẽ nêu một vài gợi ý để bạn triển khai chính sách trở lại văn phòng một cách hiệu quả nhất.
Đọc thêm: Vì sao Gen Z lại thích làm việc ở văn phòng hơn là làm ở nhà?
Mục lục
Thông báo rõ ràng và thường xuyên là yếu tố then chốt. Hãy bắt đầu đề cập về việc quay lại văn phòng từ sớm, nhằm cho nhân viên có đủ thời gian để điều chỉnh thói quen và tư duy của họ. Đặc biệt, doanh nghiệp phải đảm bảo luôn minh bạch khi ban hành chính sách mới và sự thay đổi này ảnh hưởng như thế nào đến mục tiêu chung của công ty.
Đảm bảo:
Hãy cân nhắc triển khai chiến lược theo từng giai đoạn hoặc mô hình làm việc linh hoạt, kết hợp giữa làm việc tại văn phòng và từ xa. Cách tiếp cận này có thể giảm “sốc” khi chuyển đổi và đáp ứng những nhu cầu khác nhau của nhân viên. Các lựa chọn có thể bao gồm:
Đọc thêm: Xu hướng tuần làm việc 4 ngày. Bạn đã sẵn sàng chưa?
Hãy đảm bảo rằng không gian văn phòng đáp ứng đầy đủ các hướng dẫn an toàn về sức khỏe và an ninh, bao gồm:
Đọc thêm: Top 5 nguy cơ bảo mật đến từ hành vi hàng ngày của nhân viên
Hãy truyền đạt rõ ràng các biện pháp để giảm bớt những lo ngại của nhân viên về sức khỏe cộng đồng.
Đảm bảo rằng nhân viên có đầy đủ các công cụ và tài nguyên cần thiết để làm việc hiệu quả tại văn phòng, bao gồm:
Xem xét và sửa đổi các chính sách hiện tại để phù hợp với môi trường làm việc mới, bao gồm các thay đổi trong:
Đọc thêm: TRG đã thúc đẩy đa dạng & hòa nhập qua các chương trình thực tập như thế nào?
Sau thời gian dài làm việc từ xa, việc tái kết nối trực tiếp là điều vô cùng quan trọng. Tổ chức các sự kiện nội bộ, hoạt động teambuilding nhằm thiết lập lại các mối quan hệ tại công tyvà nâng cao tinh thần cho nhân viên.
Thường xuyên thu thập ý kiến phản hồi của nhân viên về quá trình quay lại văn phòng. Sử dụng các bài khảo sát, thảo luận nhóm, hoặc các buổi gặp gỡ cá nhân để hiểu rõ trải nghiệm và mối quan tâm của nhân viên.Thực hiện các điều chỉnh dựa trên phản hồi đề liên tục cải thiện chính sách của bạn.
Ban lãnh đạo cấp cao nên thể hiện rõ ràng sự ủng hộ và tuân thủ chính sách quay lại văn phòng. Sự hiện diện và thái độ tích cực của họ có thể tác động mạnh mẽ đến sự đồng thuận của nhân viên.
Duy trì tính linh hoạt và sẵn sàng thay đổi chính sách khi hoàn cảnh thay đổi. Bối cảnh công việc ngày càng phát triển, và chiến lược quay trở lại văn phòng nên linh hoạt đủ để thích ứng với mọi thay đổi.
Cân nhắc những đề xuất được nêu trên sẽ phần nào giúp doanh nghiệp bạn thiết kế một chính sách trở lại văn phòng phù hợp, cân bằng giữa nhu cầu công ty và phúc lợi của nhân viên, thúc đẩy môi trường làm việc tích cực và duy trì năng suất cho tất cả mọi người.