Nhân viên góp phần tạo nên thành công cho doanh nghiệp và là một phần không thể thiếu của bất kỳ tổ chức nào. Vì vậy, doanh nghiệp phải cố gắng nuôi dưỡng, phát triển họ một cách tốt nhất nhằm giữ chân và tạo điều kiện cho mọi nhân viên phát huy tối đa tiềm năng.
Khi tổ chức của bạn đã quyết định đầu tư vào phát triển nhân viên, một trong những tiêu chí quan trọng nhất chính là đảm bảo cho chương trình phù hợp với các xu hướng hiện tại và đáp ứng được các nhu cầu và định hướng của từng cá nhân. Tuy nhiên, dù có chuẩn bị kế hoạch cẩn thận và phân bổ nguồn lực kỹ lưỡng đến đâu, chương trình của bạn vẫn sẽ gặp không ít thử thách.
Đọc thêm: Đào tạo & Phát triển nhân viên - Làm thế nào cho đúng?
Những vấn đề thường gặp trong quá trình đào tạo và phát triển nhân viên
Những vấn đề liệt kê sau đây hiện hữu trong hầu hết công ty, bất kể quy mô lớn hay nhỏ, lĩnh vực kinh doanh giống hay khác nhau. Tuy phổ biến nhưng những vấn đề này dễ bị xem nhẹ và bỏ qua vì chúng không ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của công ty.
Nếu không được giải quyết đúng cách và đúng lúc, những thách thức này sẽ gây cản trở nghiệm trong cho những nỗ lực xây dựng một nền tảng vững chắc cho quá trình phát triển nhân viên của bạn.
Thử thách 1: Nhân viên của bạn quá bận rộn
Chúng ta đều có cuộc sống riêng và việc cân bằng giữa công việc và cuộc sống cá nhân không ít thì nhiều đều khiến chúng ta mệt mỏi. Chắc hẳn là cũng có không ít lần bạn lấy gia đình, công việc cá nhân làm lý do để lảng tránh một rắc rối nào đó.
Nếu nhân viên của bạn sử dụng lý do này để từ chối cơ hội được phát triển thêm, trường hợp xấu nhất là các chương trình đào tạo sẽ không bao giờ thực hiện được. Và không gì tệ hơn là ép buộc nhân viên bạn dùng thời gian riêng của họ để tham gia đào tạo.
Bạn nên làm gì?
Chia nhỏ quá trình đào tạo, tài liệu, khóa học thành nhiều phần nhỏ hơn nhằm khuyến khích nhân viên của bạn tham gia học hỏi. Những khóa ngắn, đơn giản và thực tế thường thu hút nhiều người tham gia hơn những khóa học chuyên môn dài ngày.
Học online thông qua các thiết bị di động cũng là một phương pháp đào tạo hiệu quả mà doanh nghiệp cũng nên cân nhắc đầu tư. Loại hình này đang ngày càng trở nên phổ biến vì tính đa dạng và tiện lợi, nhân viên của bạn vẫn có thể học bất kỳ kỹ năng nào họ mong muốn, vào bất cứ lúc nào mà không phải cắt giảm thời gian cá nhân. Những ưu điểm này sẽ giúp khuyến khích nhân viên của bạn sẵn sàng trải nghiệm hơn.
Đọc thêm: Tối ưu hóa đào tạo và phát triển nhân viên trong kỹ nguyên số
Thử thách 2: Nhân viên của bạn không “hết mình” với kế hoạch đào tạo
Nhân viên của bạn đăng ký tham gia các khóa đào tạo nhưng họ lại không nhiệt tình, thiếu gắn kết trên cả ba phương diện: nhận thức, cảm xúc và hành vi. Nguyên nhân có thể là do chương trình đôi khi không thiết thực hoặc không thích hợp với nhu cầu của từng cá nhân. Thêm vào đó, rất nhiều khóa học thường chỉ tập trung vào các chủ đề chung chung, bỏ qua các yếu tố quan trọng căn bản như tuổi tác, văn hóa hoặc chức vụ.
Đọc thêm: Xây dựng, quản lý, giữ chân và phát triển đội ngũ bán hàng
Nếu nhân viên của bạn không thực sự gắn kết, họ chỉ học một cách thụ động, tham gia cho có, thậm chí còn chống đối các cơ hội phát triển trong tương lai.
Bạn nên làm gì?
Chỉ tập trung vào lý thuyết thường rất nhàm chán. Hãy kết hợp thêm những tình huống thực tế, dễ liên tưởng, kích thích nhân viên của bạn suy nghĩ để giải quyết vấn đề nhằm gia tăng khả năng nhận thức của nhân viên bạn.
Đồng thời, tạo dựng văn hóa doanh nghiệp khuyến khích cải tiến để nhân viên của bạn gắn kết về mặt cảm xúc. Cung cấp một nền tảng để mọi nhân viên có thể chia sẻ kinh nghiệm và tiến độ chương trình học cũng là một cách tuyệt vời để thúc đẩy gắn kết cảm xúc.
Để thúc đẩy gắn kết về mặt hành vi, các chuyên viên L&D và quản lý cần nêu rõ mục đích và lợi ích của việc đào tạo cho từng cá nhân, vì sao nhân viên cần đào tạo thêm, doanh nghiệp bạn đang có những dự định gì trong tương lai, v.v.
Cuối cùng, thường xuyên hỏi thăm nhân viên, tạo điều kiện để họ đóng góp ý kiến về các khóa học, ưu và khuyết điểm, những kỹ năng và chuyên môn họ mong được trau dồi. Những ý kiến này đặc biệt hữu ích trong việc điều chỉnh các khóa học cho thích hợp hơn.
Thử thách 3: Đào tạo lý thuyết không phải là lựa chọn tối ưu nhất
Doanh nghiệp bạn không nhất thiết phải bó buộc bản thân vào lựa chọn chỉ một chương trình đào tạo duy nhất để rút ngắn khoảng cách kiến thức/ kỹ năng của đội ngũ nhân viên bạn.
Các khóa đào tạo chỉ thực sự hiệu quả khi nhân viên của bạn được hỗ trợ và khuyến khích áp dụng kiến thức và kỹ năng mới vào công việc.
Bạn nên làm gì?
“70-20-10” là quy tắc vàng mà các chuyên viên đào tạo và phát triển thường ứng dụng khi thiết lập chương trình phát triển nhân viên: 70% quá trình đào tạo diễn ra khi nhân viên trực tiếp thực hiện công việc, 20% diễn ra nhờ quá trình phản hồi hoặc thông qua các mối quan hệ, chỉ 10% còn lại là đào tạo lý thuyết.
Đọc thêm: Loại bỏ khoảng cách năng lực và phát huy tiềm năng của nhân viên
Giảng dạy lý thuyết tuy giúp nâng cao nhận thức nhưng đây chưa chắc là giải pháp tối ưu. Hãy luôn kèm theo các tình huống thực tế để tạo điều kiện giúp nhân viên bạn phát triển nhanh chóng.
Ví dụ chỉ định họ triển khai một dự án đặc biệt theo nhóm và thông qua đó, họ được trau dồi kiến thức chuyên môn, tiếp cận những kỹ năng thiết thực như tầm quan trọng của việc hoạt động theo nhóm, cách quản lý dự án, hoặc họ hiểu thêm về doanh nghiệp, về các bộ phận khác.
Có vô vàn phương pháp đào tạo để bạn tận dụng. Hãy ưu tiên nhu cầu, thời gian của nhân viên và chọn phương thức phù hợp nhất với tình trạng của riêng doanh nghiệp và nhân viên của bạn.
Bạn đang tìm kiếm một giải pháp để tối đa hóa chiến lược đào tạo và phát triển của nhân viên? Hãy để các chuyên gia của chúng tôi tư vấn cho bạn bằng cách yêu cầu một buổi demo hoàn toàn miễn phí ngay hôm nay!