Dù bạn đang làm việc cho một tập đoàn hàng đầu thế giới hay một startup quy mô vẫn còn khá nhỏ, một điều chắc chắn là bạn không thể phớt lờ những lợi ích to lớn của đội ngũ nhân viên được đào tạo và phát triển đúng cách có thể mang lại.
Khi nói đến việc thiết lập chiến lược đào tạo và phát triển, mỗi doanh nghiệp đều có những tiêu chí riêng, vì vậy không có một chiến lược chuẩn nào có thể áp dụng dùng cho mọi trường hợp, mọi doanh nghiệp được cả.
Làm thế nào để bạn đào tạo và phát triển nhân viên đúng cách để vừa giúp họ nâng cao kỹ năng chuyên môn, vừa giữ chân được họ?
Đọc thêm: Nhân bản nhân viên xuất sắc - Tuy khó nhưng hoàn toàn khả thi
Những lưu ý khi lập kế hoạch đào tạo nhân viên
Khi các doanh nghiệp đang nỗ lực tìm kiếm những nhân tài ưu tú cho riêng mình, việc bạn có sẵn một chương trình đào tạo và phát triển quy củ sẽ tạo sự khác biệt cho công ty bạn.
Có thể tóm tắt những yếu tố quan trọng cần lưu ý khi thiết kế một chương trình đào tạo nhân viên như sau.
1. Cấu trúc chương trình đào tạo và phát triển
Các khóa đào tạo kỹ năng hiện nay rất đa dạng và phong phú, có thể gây hoang mang cho bất kỳ chuyên viên L&D nào. Cộng với việc nhiều khóa học thường lặp đi lặp lại, mơ hồ, hoặc đôi khi đã lỗi thời và không phù hợp với môi trường VUCA đầy biến động hiện nay. Để luôn tỉnh táo đưa ra quyết định đúng đắn, bạn cần xác định:
- Mục tiêu cho chương trình: từng vị trí nhân viên sẽ có các yêu cầu và định hướng phát triển khác nhau. Vì vậy, nếu bạn đang cân nhắc giữa các hình thức đào tạo và các khóa học, hãy xem xét nhu cầu của doanh nghiệp bạn và cả những thành viên sẽ tham gia khóa học nữa.
- Tài liệu và môi trường đào tạo: có thể bạn sẽ muốn tự làm mọi thứ để tiết kiệm chi phí. Nhưng phương pháp này chỉ hiệu quả nếu như công ty bạn có hẳn một đội ngũ L&D với các chuyên gia về thiết kế khóa học. Thêm vào đó, ý kiến từ các phòng ban và các học viên tiềm năng cũng góp phần giúp chương trình hoàn thiện hơn.
- Đào tạo trong nội bộ hay nhờ bên ngoài: có trường hợp tận dụng nguồn lực nội bộ để triển khai quy trình đào tạo nhân viên sẽ hiệu quả hơn nhưng cũng có lúc thuê doanh nghiệp chuyên về đào tạo lại tiết kiệm hơn (ví dụ huấn luyện, cố vấn). Giống với yếu tố đầu tiên, chọn “người ngoài” hay “người nhà” thực sự phụ thuộc vào nhu cầu của nhân viên và tổ chức bạn.
Đọc thêm: Kế hoạch phát triển nhân viên của bạn nên bao gồm những yếu tố nào?
2. Đừng quên yếu tố đa thế hệ, đa văn hóa
Văn phòng của bạn hiện giờ chắc hẳn là có ít nhất hai thế hệ khác nhau hiện đang làm việc cùng với bạn. Và nếu bạn làm việc trong môi trường quốc tế, bạn cũng làm việc với những cá nhân đến từ các quốc gia có nền văn hóa khác nhau.
Khác biệt thế hệ và văn hóa là một trong những yếu tố bạn nên cân nhắc khi phát triển mô hình đào tạo. Lý do là vì một phong cách đào tạo tuy thích hợp với một nhóm nhất định chưa chắc gì phương pháp đó cũng sẽ được một nhóm khác đón nhận. Ví dụ phương pháp đào tạo hợp tác có thể được đông đảo Millennials và Thế hệ Z ưa chuộng nhưng các khóa đào tạo theo từng cá nhân lại phù hợp với các thế hệ trước hơn.
Đọc thêm: Khoảng cách thế hệ trong công việc - Thách thức cho người quản lý
Bạn cũng nên lưu ý rằng không phải tất cả nhân viên của bạn đều sẵn sàng học hỏi thêm kỹ năng mới, thậm chí một số người sẽ tỏ thái độ nghi ngờ độ khả dụng của chương trình, hoặc thắc mắc vì sao họ cần phải tham gia rèn luyện.
Thêm vào đó, hãy luôn cải thiện chương trình đào tạo của bạn bằng cách lắng nghe và lồng ghép ý kiến phản hồi của nhân viên vào chương trình để nó luôn cập nhật những xu hướng mới nhất, phù hợp hơn với nhu cầu của cá nhân cũng như của doanh nghiệp bạn.
Đọc thêm: "Thuần phục" thay đổi - Phép màu hay kỹ năng cho quản lý?
Bạn đang tìm kiếm một giải pháp để tối đa hóa chiến lược đào tạo và phát triển của nhân viên? Hãy để các chuyên gia của chúng tôi tư vấn cho bạn bằng cách yêu cầu một buổi demo hoàn toàn miễn phí ngay hôm nay!