Tìm kiếm tài năng là một công việc khó khăn, nhưng việc giữ chân tài năng sẵn có thậm chí còn khó hơn. Nếu bạn không thường xuyên quan tâm đến việc phát triển nhân viên thông qua một quá trình đào tạo hiệu quả để giúp họ phát triển sự nghiệp, họ sẽ rời đi và bạn sẽ phải bắt đầu lại.
Vì vậy, một tổ chức nên có kế hoạch phù hợp để tập trung vào phát triển nhân viên. Quá trình này nhằm hoàn thành hai mục đích: giữ chân nhân viên và đảm bảo rằng tổ chức có một thế hệ quản lý mới sẵn sàng để kế thừa.
Đọc thêm: Lập Kế Hoạch Kế Nhiệm Tích Hợp với Đánh Giá Hiệu Suất Liên Tục
Những khía cạnh cần xem xét trong kế hoạch phát triển nhân viên
Để tối đa hóa hiệu quả của kế hoạch phát triển nhân viên, sau đây là 10 khía cạnh mà các nhà lãnh đạo cần chú ý:
1. Xem xét các mục tiêu kinh doanh
Trước khi quyết định mục tiêu cho nhân viên của mình, bạn nên cố gắng sắp xếp nhu cầu phát triển bản thân họ với nhu cầu kinh doanh của tổ chức. Một khi bạn đã xem xét đến các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn, bạn có thể xác định các kỹ năng, kiến thức và nguồn nhân lực để hỗ trợ cho những mục tiêu đó.
Điều này có thể giúp bạn tiết kiệm thời gian và chi phí khi tuyển dụng, tích hợp và đào tạo, cũng như xóa bỏ khoảng cách giữa các bộ kỹ năng hiện tại và tương lai, điều này sẽ là vô giá đối với công ty. Ngoài ra, nó cũng giúp tạo ra một con đường sự nghiệp rõ ràng và cơ hội để tiến bộ thông qua việc phát triển, đây là một nỗ lực rất tốt để giữ tài năng hàng đầu.
Đọc thêm: [Infographic] Phân biệt giữa nhân viên tiềm năng cao và nhân viên năng suất cao
2. Nói chuyện với nhân viên và tạo kế hoạch phát triển cá nhân
Nếu bạn muốn phát triển một nhân viên nào đó, bạn cần phải tạo kế hoạch phát triển. Kế hoạch này nên cung cấp định hướng cho nhân viên bao gồm các mục tiêu đo lường và khung thời gian để hoàn thành từng mục tiêu. Tuy nhiên, đừng vội kết luận rằng bạn biết được mức độ kỹ năng và khát vọng nghề nghiệp của mỗi nhân viên.
Không phải ai cũng đều sẵn sàng chia sẻ nhu cầu hoặc biết rõ về những gì họ muốn đạt được trong sự nghiệp của họ, trong khi những người khác có thể không chắc chắn về những gì họ muốn làm. Một số nhân viên của bạn có thể đã lên kế hoạch phát triển nhưng không biết làm thế nào để bắt đầu hoặc liệu người lãnh đạo có ủng hộ những kế hoạch đó hay không. Những người khác có thể không nhận ra tiềm năng mà bạn nhìn thấy trong họ hoặc cần chút động viên để đến các bước tiếp theo.
Hãy ngồi xuống và thảo luận với nhân viên của bạn về những sở thích cá nhân và mục tiêu nghề nghiệp của họ. Điều này sẽ giúp xác định các hoạt động phát triển mà một nhân viên cần thực hiện. Bạn cũng nên yêu cầu nhân viên của bạn tự đánh giá công việc của họ và nói về bất kỳ thách thức nào họ đang đối mặt hiện tại.
Trò chuyện với nhân viên có thể giúp bạn xác định vị trí của doanh nghiệp hiện tại đang nằm đâu trong kế hoạch của họ cũng như các cơ hội bạn có thể cung cấp cho họ. Dành thời gian để xây dựng kế hoạch phát triển cho nhân viên một cách cẩn thận sẽ làm tăng lợi tức đầu tư cho tất cả các bên liên quan.
Đọc thêm: Đã đến lúc doanh nghiệp nên suy nghĩ lại chiến lược hoạch định kế nhiệm
3. Tham gia vào mạng lưới chuyên môn
Ngoài sự hỗ trợ của tổ chức, bạn nên thiết lập một chính sách để cung cấp cho nhân viên quyền tiếp cận các nguồn lực có thể giúp họ phát triển. Cụ thể, bạn có thể giới thiệu họ với các chuyên gia khác, những người có thể đóng vai trò cố vấn hoặc hướng dẫn, hoặc gửi họ đến các khóa đào tạo và các sự kiện giao lưu, đăng ký vào các hiệp hội ngành nghề. Hơn nữa, nhân viên có thể có nhiều lựa chọn trợ giúp, lời khuyên và thông tin bổ sung về cách phát triển chuyên môn cũng như cá nhân.
Với chính sách này, nhân viên của bạn sẽ cảm thấy rất vinh dự và hiểu rằng tổ chức quan tâm đến họ để sự gắn kết giữa họ và công ty có thể tăng lên.
Truy cập trang web của TRG Talent để tìm hiểu thêm về các giải pháp Quản lý Tài năng hoặc yêu cầu demo ngay hôm nay!