Cũng giống như nhu cầu của khách hàng luôn thay đổi theo thời gian, những tiến bộ công nghệ đang liên tục tạo ra các sản phẩm và dịch vụ tốt hơn bao giờ hết, gây ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả tổng thể mà còn lên cách tư duy của chúng ta. Chính vì thế, tại sao các kế hoạch kế nhiệm lại không thay đổi khi mọi thứ khác đã phát triển?
Đọc thêm: Mô hình hoạch định kế nhiệm và những câu hỏi thường gặp
Tại sao kế hoạch kế nhiệm truyền thống không còn phù hợp ngày nay?
Kế hoạch kế nhiệm truyền thống chủ yếu tập trung vào việc tìm kiếm ứng viên để lấp chỗ trống thay vì muốn phát triển nhân viên tiềm năng.
Đọc thêm: Xây dựng, quản lý, giữ chân và phát triển đội ngũ bán hàng
Nhiều doanh nghiệp cho rằng cách tiếp cận truyền thống của kế hoạch kế nhiệm không còn phù hợp với sự thay đổi liên tục của môi trường kinh doanh hiện đại. Bộ phận nhân sự ngày nay đang nỗ lực và tập trung hơn vào việc củng cố nguồn nhân lực hiện có của họ.
Để xây dựng một lượng ứng viên phù hợp, những người có khả năng giống nhau để đảm nhận vai trò cao cấp hơn khi cần thiết, đòi hỏi sự đầu tư lớn vào thời gian và đào tạo cá nhân. Tổ chức không thể ngẫu nhiên chọn bất kỳ người nào mà họ cho là phù hợp; phải có một kế hoạch chi tiết được thiết kế cho một ứng cử viên cụ thể.
Phương pháp là gì? Là kết hợp quy trình đánh giá hiệu quả công việc vào kế hoạch kế nhiệm để kêu gọi sự chú ý và đặt trách nhiệm phát triển lãnh đạo tương lai lên vai của tất cả mọi người.
Đọc thêm: 3 năng lực lãnh đạo và quản lý thiết yếu trong kỷ nguyên số
Kết hợp đánh giá hiệu quả công việc vào kế hoạch kế nhiệm
Nghiên cứu cho thấy nhiều nhân viên nhân sự và các nhà quản lý cấp cao thừa nhận tầm quan trọng của việc có một kế hoạch kế nhiệm và xác định chính xác những nhân viên có tiềm năng cao (HiPos) cho kế hoạch đó đóng một vai trò quyết định cho sự phát triển của tổ chức. Tuy nhiên, một vấn đề đáng báo động nảy sinh giữa các khái niệm này là không nhiều tổ chức có công cụ hay hệ thống thích hợp để xác định HiPos trong nguồn nhân lực hiện có của họ.
Đọc thêm: Nhân viên của bạn tiềm năng đến đâu?
HiPos có thể được chọn trong quá trình đánh giá năng lực nhân viên. Chúng tôi đã thảo luận về các phương pháp đánh giá khác nhau trong các bài đăng trên blog trước đây (xem bằng cách click vào đây).
Các dữ liệu liên quan đến những HiPos này phải được ghi chép và đánh giá thường xuyên, đồng thời thiết lập một hệ thống giúp xác định thời điểm và các kỹ năng cần thiết để HiPos phát triển tốt nhất. Nói cách khác, HiPos có thể được liên kết với nhiều hơn một nguồn tài năng, từ đó khiến họ đủ điều kiện cho một vai trò cụ thể (với một kế hoạch đào tạo và phát triển cho vị trí đó) khi có cơ hội.
Trước khi bắt tay vào hành trình xác định nhân viên tiềm năng, đánh giá hiệu suất công việc hiệu quả và lên kế hoạch kế nhiệm, đây là một số lời khuyên cho bạn:
- Phân biệt rõ ràng giữa "hiệu quả cao" và "tiềm năng cao". Tất cả người tiềm năng cao là những người có hiệu quả cao, nhưng không phải tất cả những người có hiệu quả cao đều có tiềm năng cao. Không thể phân biệt giữa hai loại nhân viên này có thể gây tốn kém.
- “Kiểm kê” nhân tài của bạn. Phân chia nhân viên của bạn cho các vai trò quan trọng/không quan trọng, đặt ra các ví dụ về các hành vi và kết quả được mong đợi và theo dõi mức độ tiềm năng của nhân tài đó.
- Chú ý đến các mô tả công việc. Có ý tưởng rõ ràng về kỹ năng và trình độ nào liên quan đến vị trí công việc. Các yêu cầu và trách nhiệm quan trọng có thể được sử dụng làm thước đo khi lên kế hoạch phát triển cho nhân viên của bạn, hoặc cho chính bạn.
- Gắn mục tiêu lập kế hoạch kế nhiệm với mục tiêu của tổ chức. Thiết lập mục tiêu đo lường và thường xuyên điều chỉnh khi cần thiết. Đảm bảo rằng bạn đã thảo luận kỹ về tính hợp lệ của các mục tiêu này với các bên liên quan.
Một nghiên cứu cho thấy 62% số nhân viên sẽ gắn kết nhiều hơn vào công việc nếu công ty có một kế hoạch kế nhiệm rõ ràng cho họ. Khi nơi làm việc phân cấp nhiều hơn, nếu không giữ chân và phát triển những nhân viên giỏi hiện có, chúng ta sẽ đứng trên bờ vực nguy cơ. Đã đến lúc chuyển sang các chiến lược phát triển nhân tài hiệu quả hơn, nơi việc đánh giá hiệu suất công việc sẽ hỗ trợ cho kế hoạch kế nhiệm thông minh.
Bạn muốn tìm hiểu thêm về cách hoạch định kế nhiệm hiệu quả? Đăng ký nhận tin từ TRG Blog để liên tục cập nhật những bài viết liên quan đến chủ đề quản lý nhân sự.