<img src="https://certify.alexametrics.com/atrk.gif?account=53pUm1a4KM+2vg" style="display:none" height="1" width="1" alt="">

Nhân viên của bạn tiềm năng đến đâu?

Đăng bởi Thu Le vào

Doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ điều cần có một kế hoạch kế nhiệm chi tiết. Điều này không những giúp doanh nghiệp tránh những rắc rối gây tổn hại về cả vật chất lẫn tinh thần, mà còn giúp tiết kiệm thời gian và công sức để tuyển dụng và huấn luyện nhân viên kế nhiệm.

Tải ngay ebook "Không có kế hoạch kế nhiệm, không thể thành công " tại đây

Trong những bài blog trước đây, TRG Talent đã đề cập đến những vấn đề thường xảy ra trong giai đoạn thiết lập một kế hoạch kế nhiệm hoàn chỉnh. TRG Talent cũng nếu ra những nguyên nhân vì sao kế hoạch của bạn chưa thành công.

Khong co ke hoach ke nhiem khong the thanh cong

Một công cụ được sử dụng phổ biến khi áp dụng hoạch định kế nhiệm là mô hình 9-box. Trong bài viết này, TRG Talent sẽ đi sâu vào thảo luận tầm quan trọng của mô hình 9-box cũng như cách sử dụng sao cho phát huy tối đa hiệu quả của nó.

Sử dụng mô hình 9-box trong quá trình đánh giá nhân viên tiềm năng

Mô hình 9-box là một công cụ giúp đánh giá nhân viên cực kỳ hiệu quả và được tin dùng bởi nhiều chuyên gia nhân sự khi cần phải đánh giá một nhân viên bất kỳ dựa trên hai tiêu chí: mức độ cống hiến của nhân viên đối với doanh nghiệp tại thời điểm hiện tại và tiềm năng họ sẵn sàng cống hiến trong tương lai.

Nhìn chung, mô hình 9-box khá đơn giản. 9-box là một biểu đồ đánh giá năng suất  tiềm năng của nhân viên. Mô hìnhlà một công cụ hữu ích trong việc xác định một lãnh đạo tiềm năng trong nội bộ doanh nghiệp. Trục năng suất cho chúng ta biết nếu nhân viên đó có đang thỏa mãn những yêu cầu được giao hay không, năng suất của họ vượt quá mong đợi hay dưới mức trung bình trong với vị trí họ đang giữ hiện tại. Trục tiềm năng cho chúng ta biết tiềm năng phát triển của cá nhân đó tại doanh nghiệp.

Đọc thêm: KPI – chìa khóa để xác định nhân viên xuất sắc

Dựa vào vị trí của từng nhân viên sau khi đánh giá thông qua mô hình 9-box, các quản lý sẽ có được đầy đủ thông tin cần thiết để tổ chức huấn luyện giúp nâng cao kỹ năng của nhân viên, hay trong trường hợp xấu nhất là thay thế những nhân viên không đạt yêu cầu.

Để giúp bạn dễ hình dung, sau đây là một ví dụ của mô hình 9-box.

Mo hinh 9-box trong hoach dinh ke nhiem

Mục đích tối ưu của mô hình 9-box là giúp xác định nhân viên xuất sắc và những nhân viên kém nhằm tiết kiệm thời gian, công sức và cả tiền bạc cho doanh nghiệp. Khi sử dụng mô hình 9-box, bạn cần phải lưu ý rằng nên tìm hiểu kỹ càng và chỉ dùng khi thật sự rành rẽ về cách hoạt động của nó. Một khi nắm bắt được cách hoạt động của 9-box, đây là một công cụ đa tính năng và đặc biệt hữu ích cho mọi doanh nghiệp.

Doanh nghiệp của bạn đã có hoạch định kế nhiệm hay một chương trình phát triển chi tiết chưa? Kế hoạch bạn tạo ra có thành công hay không và bạn gặp những trở ngại gì trong quá trình hoạch định?

Hãy để TRG Talent giúp bạn bằng một buổi demo miễn phí ngay bây giờ!

Giải pháp hoạch định kế nhiệm

Chủ đề: Quản lý nhân tài

Sự kiện sắp tới:

Sự kiện:

Các bài viết mới nhất

Bài viết xem nhiều nhất

Mục tiêu & Sứ mệnh

rick yvanovich resized 174

 Rick Yvanovich
//Người sáng lập & Giám Đốc Điều Hành//

Với trang blog của TRG International, sứ mệnh của chúng tôi là trở thành người bạn đồng hành đáng tin cậy và là người có thể cung cấp các giải pháp hoạt động tối ưu cho doanh nghiệp bạn. Chúng tôi sẽ đảm bảo rằng chúng tôi giúp doanh nghiệp của bạn càng ngày càng phát triển lớn mạnh hơn.

Đăng ký nhận bài viết từ TRG

Kết nối với chúng tôi