Là một quản lý, bạn cần phải hiểu rõ những điểm mạnh và yếu của nhân viên nhằm giúp họ định hướng kế hoạch phát triển tiềm năng phù hợp. Mọi nhân viên đều mong muốn được đào tạo và có cơ hội phát triển, vì vậy nếu bạn hoặc doanh nghiệp bạn không có dự định gì cho từng cá nhân, khả năng họ rời bỏ công ty là cực kỳ cao.
Đọc thêm: 3 rào cản trong phát triển kỹ năng lãnh đạo
Tiềm năng cao vs. Năng suất cao
Những nhân viên giỏi của bạn có thể được phân loại thành nhiều nhóm. Tuy nhiên, có lẽ hai nhóm nổi bật nhất mà bạn sẽ thấy chính là nhóm “năng suất cao” và nhóm “tiềm năng cao”.
Phân biệt chính xác giữa hai nhóm nhân viên này giúp bạn xây dựng đội ngũ nhân viên cũng như định hướng cho kế hoạch kế nhiệm hiệu quả hơn. Những nhân viên tiềm năng cao là những người có năng suất cao, tuy nhiên không phải nhân viên có năng suất cao nào cũng có tiềm năng cao; họ hoàn thành rất tốt công việc được giao nhưng lại thiếu kỹ năng và những tố chất cần thiết để trở thành một người lãnh đạo giỏi.
Đọc thêm: 10 lời khuyên cho những lãnh đạo mới
Có rất nhiều cách giúp bạn phân biệt giữa hai nhóm nhân viên, nhưng công cụ phổ biến nhất mà mọi doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ đều đã có sẵn trong tay chính là một hệ thống đánh giá năng lực nhân viên.
Đọc thêm: Lựa chọn phương pháp đánh giá nhân viên phù hợp với doanh nghiệp
Sau đây là một số điểm khác biệt chính giữa hai nhóm “tiềm năng cao” và “năng suất cao”.
Công nhận thành quả của nhân viên bạn
Vì đặc tính khác nhau, do đó cách khen thưởng và động viên cho từng nhóm nhân viên cũng phải khác nhau.
Với nhóm năng suất cao, dễ nhất chính là tăng tiền thưởng và thời gian làm việc linh hoạt. Một khi họ tỏ rõ quan niệm và mong muốn được thăng tiến lên một vị trí cao hơn trong doanh nghiệp, hãy cẩn thận đánh giá mọi mặt mạnh, yếu của họ nhằm định hướng cho họ trong dịp đánh gia năng lực sắp tới của bạn.
Đọc thêm: Nhân viên của bạn tiề năng đến đâu?
Khen thưởng một nhân viên tiềm năng cao có đôi phần khó khăn hơn vì bạn không thể chỉ khuyến khích họ bằng tiền thưởng. Họ muốn biết rằng họ có khả năng phát triển hay không. Nhằm đảm bảo những công sức họ bỏ ra không hoài phí, hãy cho họ biết tầm quan trọng của họ trong doanh nghiệp, trao quyền quyết định thực sự cho họ và những dự định, hành động cụ thể giúp họ chuẩn bị đương đầu ở vị trí mới.