Công ty bạn thực hiện đánh giá năng lực vào lúc nào? Chỉ một lần vào cuối năm hay nhiều hơn thế? Nếu câu trả lời của bạn là nhiều hơn thế thì xin chúc mừng bạn, doanh nghiệp bạn đang nỗ lực tìm hiểu nhân viên nhằm hỗ trợ và huấn luyện cho phù hợp . Quá trình đánh giá năng lực rất quan trọng bởi nó là yếu tố tạo ra sự cải tiến và phát triển trong mọi tổ chức.
Đọc thêm: Lựa chọn phương pháp đánh giá nhân viên phù hợp với doanh nghiệp
Tầm quan trọng của việc đánh giá nhân viên
Phản hồi tạo ra các thay đổi tích cực, đặt ra mục tiêu mới cho cả nhóm, và giúp họ thấy được toàn cảnh tình hình công việc từ đó giúp nhân viên của bạn cải thiện quá trình làm việc của chính họ.
Đọc thêm: 5 bài học quản trị nhân sự từ thành công của U23 Việt Nam
Phản hồi giúp tạo ra động lực
Quá trình đánh giá phản cung cấp thông tin về điểm mạnh và điểm yếu của nhân viên đồng thời đóng vai trò hướng dẫn họ phát triển. Với vai trò quản lý, thấu hiểu khả năng của cấp dưới là một bước quan trọng để dẫn dắt cả nhóm đến thành công, cũng như thể hiện sự trân trọng của bạn bất cứ khi nào họ đạt thành quả.
Ví dụ như đưa ra nhận xét rằng họ đang làm việc tốt bởi vì họ đã vượt chỉ tiêu 10% sẽ hiệu quả hơn việc chỉ đơn giản nói rằng “Bạn đang làm tốt lắm”. Hơn nữa, bạn có thể chỉ ra những thiếu sót trong quá trình làm việc của họ, nhằm giúp họ tiến bộ hơn và đáp ứng được những yêu cầu công việc được đặt ra.
Đọc thêm: KPI - chìa khóa để xác định nhân viên xuất sắc
Nói chung, đưa ra các phản hồi đúng đắn và đúng thời điểm cho nhân viên là cần thiết, bởi vì nó không chỉ tạo ra thay đổi tích cực mà còn động viên nhân viên của bạn làm tốt hơn và cống hiến nhiều hơn.
Nhận được phản hồi giúp các cá nhân tiến bộ
Quá trình đánh giá và phản hồi nên diễn ra thường xuyên và mang tính xây dựng. Mọi người thường phản ứng tốt hơn với các nhận xét tích cực và có ích với họ. Đưa ra nhận xét phù hợp có thể giúp đưa ra kết quả làm việc tốt hơn, thậm chí dẫn đến thành công lớn hơn. Hơn nữa, thông qua quá trình phản hồi, nhân viên có thể thấy được các yêu cầu trong công việc và trong hiệu suất của họ, hoặc gợi ý các khóa huấn luyện thêm khi cần thiết.
Việc đánh giá hiệu suất còn có thể giúp chỉ ra những trở ngại và cách giải quyết chúng. Từ một vấn đề nhỏ của một cá nhân đến những khó khăn chung của cả nhóm, quá trình đánh giá là cơ hội tuyệt vời để cả nhóm cùng ngồi lại và tìm ra nguyên nhân cũng như đưa ra cách giải quyết vấn đề.
Đọc thêm: Nhân bản nhân viên xuất sắc: tuy khó nhưng hoàn toàn khả thi
Phản hồi giúp gắn kết nhân viên và quản lý
Nhân viên của bạn thường trông chờ nhận được phản hồi vì chúng cần thiết cho sự tiến bộ của họ. Đưa ra nhận xét thường xuyên có thể tăng sự gắn bó của nhân viên với doanh nghiệp và động viên họ hoàn thành công việc tốt hơn.
Quá trình đánh giá hiệu suất cần cả nhóm cùng làm việc để lập ra kế hoạch và đánh giá công việc lẫn nhau, đồng thời tạo điều kiện giao tiếp giữa các đồng nghiệp cũng như giữa nhân viên và quản lý. Quá trình đánh giá phản hồi kết nối cấp trên và nhân viên cả về mặt công việc lẫn mặt cá nhân, và cuối cùng, gia tăng sự gắn kết của nhân viên với công ty và củng cố văn hóa công ty.
Cuối cùng, áp dụng quá trình phản hồi thường xuyên sẽ tạo điều kiện để nhân viên của bạn có cơ hội trình bày ý kiến cũng như đóng góp ý tưởng của họ cho dự án mới. Với quy trình đánh giá hiệu suất phù hợp, bạn sẽ củng cố mối quan hệ giữa các quản lý và nhân viên, đồng thời đóng góp tích cực cho quá trình phát triển cá nhân của nhân viên.
Đăng ký nhận tin từ TRG Blog để được liên tục cập nhật những thông tin mới nhất về lĩnh vực Quản lý Nhân sự.