Kỳ tích của U23 Việt Nam không chỉ làm nức lòng hơn 90 triệu người dân Việt Nam, mà còn là nguồn cảm hứng lớn thức tỉnh tất cả chúng ta cùng nhìn lại sứ mạng hiện tại của mình.
Dưới góc nhìn là một người bạn đồng hành cùng doanh nghiệp trong công tác tìm kiếm nhân tài và quản trị nhân sự, TRG mong muốn được chia sẻ 5 bài học về quản trị nhân sự mà chúng ta có thể học hỏi từ HLV Park và đội tuyển U23 Việt Nam.
5 bài học quản trị nhân sự
1. Người quản lý/ Huấn luyện viên là người đưa ra quyết định
Trong suốt giải U23 châu Á năm nay, chúng ta đã không ít lần khâm phục trước các quyết định mang tính chiến lược của HLV Park như: hủy lịch tập chiều ngày đầu tiên để các cầu thủ nghỉ ngơi, đồng ý cho Đoàn Văn Hậu ở trong đội hình dự bị khi gặp Iraq để anh có thời gian phục hồi chấn thương…
Do đó, ngoài việc biết cách tận dụng và phát huy lợi thế của mỗi thành viên trong nhóm, một HLV hay quản lý tài ba phải biết lắng nghe ý kiến nhưng phải luôn là người quyết định sau cùng và tất cả mọi người chỉ cần thực hiện theo quyết định đó.
Đọc thêm: Nhân viên giỏi nhưng khó chiều - "quả bom hẹn giờ" cần kiểm soát
2. Phân công công việc hiệu quả
Ngoài quản lý đội bóng của mình, HLV còn phải quản lý các nhóm như báo chí, cộng đồng, đại diện của CLB và các HLV trong nước. Nhưng một mình HLV không thể kham nổi và cũng không phải là người có chuyên môn cao nhất trong mọi lĩnh vực liên quan đến đội bóng. Chính vì vậy, phân công và trao quyền phù hợp trở thành một vũ khí sắc bén giúp nâng cao cả chất và lượng công việc mà một HLV hoặc quản lý có thể xử lý.
Đọc thêm: Quản lý vi mô - Lợi bất cập hại!
3. Tạo cơ hội phát triển cho nhân viên
Cầu thủ xuất sắc luôn biết cách tự tạo động lực cho bản thân, nhân viên xuất sắc cũng vậy. Mặt trái của việc này là quản lý thường không mấy quan tâm đến những nhân viên này mà tập trung kèm cặp những nhân viên yếu hơn. Tuy nhiên, đây lại là một sai lầm đối với cấp quản lý, nhân viên dù giỏi đến đâu cũng cần phải được quan tâm và liên tục đào tạo.
Đọc thêm: Nhân bản nhân viên xuất sắc - Tuy khó nhưng hoàn toàn khả thi
Trong bóng đá, chúng ta thường nghe đến những thương vụ chuyển nhượng cầu thủ trị giá hàng triệu đô-la. Ngoài việc nhận được mức lương cao hơn, các cầu thủ còn được đảm bảo có nhiều khả năng ra sân và cơ hội tỏa sáng. Để ngăn chặn việc các cầu thủ giỏi của mình dứt áo ra đi, các quản lý cho đội khác “mượn tạm” cầu thủ của mình. Tuy nhiên, giải pháp này không phù hợp trong kinh doanh.
Một quản lý giỏi phải biết rõ điểm mạnh và yếu của tất cả nhân viên của mình, từ đó tạo cơ hội để mọi người cùng phát triển. Nhiều doanh nghiệp tạo điều kiện cho nhân viên bằng cách luân chuyển nội bộ để tạo ra thử thách, cơ hội và động lực phát triển.
Đọc thêm: 4 quan niệm sai về công tác quản lý
4. Chuẩn bị kế hoạch kế thừa để không bị bất ngờ đánh bại
Trung bình, một cầu thủ xuất sắc sẽ thay đổi CLB 3,8 lần và một cử nhân đại học sẽ đổi việc 11 lần. Nếu nhân viên của bạn tìm thấy một cơ hội phát triển sự nghiệp tốt hơn thì không gì có thể ngăn cản họ ra đi.
Một trong những nhiệm vụ của quản lý là giữ chân người tài càng lâu càng tốt, đồng thời chuẩn bị một kế hoạch kế thừa rõ ràng và chi tiết. Một ví dụ điển hình là cách HLV Park đã tận dụng sự đa năng của hậu vệ Phạm Xuân Mạnh. Dù là thay thế cho cầu thủ ở vị trí nào (hậu vệ phải hay trung vệ), Xuân Mạnh cũng hoàn thành tốt nhiệm vụ và không để lại khoảng trống quá lớn so với những cầu thủ trước.
Đọc thêm: Nhân viên của bạn tiềm năng đến đâu?
5. Tận dụng công nghệ để nâng cao hiệu suất
Ngày nay, các phần mềm phân tích dữ liệu được dùng cả trong kinh doanh lẫn quản lý đội bóng. Chính những phân tích này sẽ giúp cả đội hình dung rõ hơn về thực trạng, bao gồm cả việc làm thế nào để xây dựng kế hoạch phản công khoa học và tối ưu hóa những kỹ năng hiện tại của cầu thủ.
Một lợi ích tiêu biểu của việc phân tích dữ liệu là những thông số sức khỏe của cầu thủ (tốc độ, nhịp tim, khả năng tăng tốc, sức bền, v.v…) được thể hiện trực tiếp trên iPad của HLV và được dùng để tập huấn chuyên sâu. Những thông số này còn giúp ích trong việc xác định những cầu thủ khỏe hoặc độ tương thích giữa các cầu thủ với nhau.
Sở hữu những thông tin chính xác đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của doanh nghiệp. Chỉ hành động theo những gì lý trí mách bảo thôi là chưa đủ, những thông tin chuyên sâu và khoa học này sẽ giúp bạn đưa ra những quyết định hiệu quả hơn, đồng thời còn rất hữu ích cho quá trình tuyển dụng và phát triển nhân tài của công ty bạn.
Đọc thêm: Tầm ảnh hưởng của cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đến ngành nhân sự
Hy vọng bạn sẽ ghi nhớ 5 bài học mà chúng tôi vừa chia sẻ khi nhớ về thành công và nỗ lực của đội tuyển U23 Việt Nam. Ngoài ra, hãy cố gắng áp dụng những bài học này vào những hoạt động quản lý hàng ngày, bạn sẽ nhanh chóng thấy được hiệu quả.
Nếu bạn giống như nhiều doanh nghiệp khác, tức là đang trăn trở về cách lập kế hoạch kế thừa để ứng phó với sự bất ổn và khó dự đoán trong việc quản lý và giữ chân nhân tài, hãy download ngay whitepaper của TRG Talent bên dưới để nắm được những bí quyết và yếu tố thành công trong việc lập kế hoạch kế thừa!