Dưới cương vị là một quản lý, khi đã giao phó nhiệm vụ và ấn định thời gian thực hiện cho nhân viên, bạn sẽ làm gì tiếp theo?
1. Bạn chờ nhân viên báo cáo và kiểm tra tiến độ vào thời điểm đã đặt ra?
2. Bạn theo sát và hướng dẫn từng bước đi của nhân viên ngay cả khi bạn vừa giải thích xong?
Nếu bạn hành động theo trường hợp thứ hai, bạn sở hữu một trong những đặc điểm điển hình nhất của một người quản lý vi mô.
Một người quản lý vi mô thường…
Quản lý vi mô là người thường có hiệu suất làm việc cao, tỉ mỉ trong công việc đồng thời có một thái độ thực tế. Tuy nhiên, mặt xấu của họ là theo dõi chặt chẽ và kiểm soát mọi hoạt động của cấp dưới hoặc nhân viên của mình.
Nhìn chung, những nhà quản lý vi mô thường có xu hướng cảm thấy không thoải mái và an tâm nếu họ không được trực tiếp cập nhật từng bước của dự án bởi họ cho rằng kết quả sẽ không hoàn hảo nếu không phải do chính họ thực hiện.
Mỗi công ty, mỗi lĩnh vực, mỗi cá nhân sẽ có một cách quản lý khác nhau. Nhưng không ai trong chúng ta thích bị quản lý bởi một người thích xét nét từng chút cả.
Đọc thêm: Làm gì để nhân viên chủ động phát triển bản thân?
Thẳng thắn mà nói, rất dễ nhận diện một nhà quản lý vi mô dựa vào 5 đặc điểm sau đây:
- Không tán thành việc uỷ thác công việc cho người khác
- Can thiệp vào mọi dự án của người khác mặc dù đã hướng dẫn và đề ra mục tiêu rõ ràng ngay từ đầu
- Quá chú trọng đến tiểu tiết
- Không khuyến khích mọi người đưa ra ý kiến
- Không hài lòng nếu công việc không được thực hiện theo hướng mình đề xuất
Quản lý vi mô kiềm hãm sự phát triển của cá nhân và doanh nghiệp
Việc quản lý đến từng chi tiết nhỏ nhặt trong công việc sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến cá nhân, cả nhóm và thậm chí toàn bộ tổ chức. Nếu cấp trên quá ám ảnh với việc kiểm soát sẽ khiến mối quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới trở nên căng thẳng, làm tổn thương đến sự tự tin cũng như hiệu suất làm việc của cả hai.
Nhân viên của bạn từ đó trở nên nhút nhát, và thường xuyên nghĩ rằng dù họ có làm gì cũng không bao giờ đạt kết quả tốt. Do đó, họ sẽ:
- Quyết định từ chức, hoặc
- Trở nên phụ thuộc và yêu cầu được hướng dẫn mọi lúc.
Trong cả hai trường hợp, người quản lý sẽ khẳng định việc họ đang làm là cần thiết cho sự phát triển của nhóm, và nếu không có sự can thiệp của quản lý nhóm sẽ không thể thành công và các dự án đạt kết quả khả quan.
Doanh nghiệp tạo nên các vị trí quản lý và lãnh đạo là để dẫn dắt một đội tới thành công. Người quản lý hiệu quả sẽ trao quyền cho nhân viên của họ bằng cách luôn tạo cơ hội học hỏi và phát triển, đôi khi bằng cách đặt ra những trở ngại nhằm đẩy họ đến giới hạn để họ có thể cải thiện.
Mặt khác, phong cách quản lý tiêu cực sẽ lấy đi những cơ hội đó, khiến cho nhân viên thiếu gắn kết và mất đi sự hài hòa trong công việc. Một khi nhân viên bị đàn áp và không còn tự do phát triển bản thân nữa, năng suất của họ sẽ thụt giảm, làm tổ chức không chỉ tốn tiền mà còn cả thời gian và công sức để khắc phục những hậu quả mà nhân viên đó đem lại.
Đọc thêm: 5 lời khuyên cải thiện gắn kết nhân viên cho quản lý
Một khi bạn đã thừa nhận bản thân có phong cách quản lý theo kiểu vi mô, làm thế nào để khắc phục nhược điểm đó?
Tìm hiểu 3 giải pháp chế ngự tại đây!
Bạn định nghĩa thế nào là một người lãnh đạo giỏi? Thêm vào đó, làm thế nào để đo lường độ hiệu quả của một người lãnh đạo? TRG Talent đã thực hiện một bài phân tích để tìm hiểu những tính cách chung của những nhà quản lý và lãnh đạo tài ba đền từ 4 quốc gia.
Download tại đây hoặc click vào hình bên dưới để đọc toàn bộ bài báo cáo!