<img src="https://certify.alexametrics.com/atrk.gif?account=53pUm1a4KM+2vg" style="display:none" height="1" width="1" alt="">

3 cách chế ngự phong cách quản lý vi mô

Đăng bởi Thu Le vào

Trong bài viết trước, chúng ta đã bàn về những đặc điểm để nhận dạng một nhà quản lý vi mô và tác động của họ đến đội nhóm. Không muốn uỷ quyền, quá chú trọng vào từng chi tiết nhỏ là dấu hiệu phổ biến của một nhà quản lý vi mô. Việc quản lý như trên có thể bắt nguồn từ một thói quen, từ sự sợ sai, hay tính cầu toàn mọi lúc mọi nơi.

Dưới cương vị là quản lý, và bạn cũng thừa nhận những tác động tiêu cực mà cách quản lý vi mô đem lại, nhưng để thay đổi cần thời gian và giải pháp thích hợp. Vậy bạn nên làm thế nào để chế ngự “cơn khát” quản lý vi mô?

Chế ngự phong cách quản lý vi mô

Thừa nhận vấn đề

Bước đầu tiên để tránh việc quản lý vi mô, hoặc ít nhất là cố gắng giảm thiểu tác động tiêu cực của nó, là thừa nhận rằng đây là vấn đề hiện tại mà bạn đang đối mặt.

Hãy tìm hiểu lý do tạo nên phong các quản lý của bạn hiện tại. Đây chính là cách nhà quản lý thay đổi nhận thức để chuyển hướng sang một phong cách quản lý phù hợp hơn với tổ chức

Đọc thêm: 4 quan niệm sai vế công tác quản lý

Cải thiện mối quan hệ với nhân viên của bạn

Giao tiếp là chìa khóa của việc cải thiện mối quan hệ giữa bạn và nhân viên! Nếu bạn muốn thay đổi, hãy chân thành và nghiêm túc nói chuyện với cấp dưới về vấn đề trên.

Bạn có thể sẽ gặp khó khăn trong thời gian đầu khi nhận được phản hồi trung thực từ nhân viên của bạn. Tuy nhiên, khi thời gian đến, hãy tập trung vào kế hoạch của bạn để thay đổi.

Hãy bắt đầu bằng việc học cách giao quyền và thực hiện một cách hiệu quả. Quan trọng nhất là nên khuyến khích và tạo cơ hội học tập cho các thành viên trong nhóm của bạn học hỏi và phát triển.

Tạo môi trường tự do, khích lệ cho nhân viên

Hãy hướng dẫn họ rõ ràng, đặt mục tiêu và kỳ vọng cho mỗi nhiệm vụ. Hãy hình dung xem bạn mong đợi kết quả cuối cùng sẽ ra sao nhưng để lại việc thực hiện cho nhân viên của bạn.

Nếu bạn vẫn còn lo lắng, hãy chia sẻ suy nghĩ của bạn và hỏi về kế hoạch họ vạch ra như thế nào để đạt được mục tiêu đặt ra. Một khi bạn chấp nhận sự đa dạng trong suy nghĩ, bạn sẽ ngạc nhiên với những hiểu biết sâu sắc và chiến thuật mới mà nhân viên của bạn trình bày, và điều đó có thể mang lại kết quả ngoài cả mong đợi của bạn.

Không ai thích bị quản lý quá mức, mặt khác, cũng không ai muốn thừa nhận mình là một nhà quản lý vi mô. Sự khác biệt giữa người quản lýngười quản lý vi mô đó là người quản lý sẽ tập trung nhiều hơn vào bức tranh toàn cảnh và khuyến khích nhân viên đạt được cơ sở cao hơn bằng cách tạo cơ hội cho họ thất bại, học hỏi và phát triển. Áp dụng các phương thức đã đề cập ở trên, bạn có thể chuyển hướng làm người quản lý hiệu quả nhất mà bạn mong muốn trở thành.

Đọc thêm: Bạn là ai? Quản lý hay Lãnh đạo?

Bạn định nghĩa thế nào là một người lãnh đạo giỏi? Thêm vào đó, làm thế nào để đo lường độ hiệu quả của một người lãnh đạo? TRG Talent đã thực hiện một bài phân tích để tìm hiểu những tính cách chung của những nhà quản lý và lãnh đạo tài ba đền từ 4 quốc gia. Download tại đây hoặc click vào hình bên dưới để đọc toàn bộ bài báo cáo!

Chân dung quản lý và lãnh đạo

Chủ đề: Talent Management, Quản lý nhân tài

Sự kiện sắp tới:

Sự kiện:

Các bài viết mới nhất

Bài viết xem nhiều nhất

Mục tiêu & Sứ mệnh

rick yvanovich resized 174

 Rick Yvanovich
//Người sáng lập & Giám Đốc Điều Hành//

Với trang blog của TRG International, sứ mệnh của chúng tôi là trở thành người bạn đồng hành đáng tin cậy và là người có thể cung cấp các giải pháp hoạt động tối ưu cho doanh nghiệp bạn. Chúng tôi sẽ đảm bảo rằng chúng tôi giúp doanh nghiệp của bạn càng ngày càng phát triển lớn mạnh hơn.

Đăng ký nhận bài viết từ TRG

Kết nối với chúng tôi