Văn hóa doanh nghiệp hình thành và phát triển song song với quá trình phát triển của doanh nghiệp. Văn hóa của một doanh nghiệp không đơn thuần chỉ là văn hóa giao tiếp mà còn bao gồm cả giá trị cốt lõi, các quy tắc, phong cách quản lý, phương thức kinh doanh và hành vi, thái độ của mọi thành viên thuộc doanh nghiệp.
Đọc thêm: Tạo dựng môi trường khuyến khích làm việc nhóm
Tựu trung, văn hóa doanh nghiệp quan trọng đối với không chỉ doanh nghiệp mà còn đối với cả nhân viên. Chiến lược, sản phẩm, các chiến dịch quảng cáo, v.v… hoàn toàn có thể bắt chước nhưng tuyệt nhiên bạn không thể “sao chép” bất kỳ văn hóa của doanh nghiệp nào và ứng dụng vào công ty của bạn.
Đọc thêm: Tôi sẽ nhận được gì từ việc này (WIIFM)?
Vì sao xây dựng văn hóa doanh nghiệp lại quan trọng?
Doanh nghiệp có nền văn hóa rõ ràng, lành mạnh không những giúp tạo một lợi thế cạnh tranh khác biệt mà còn là nền tảng vững chắc để phát triển thương hiệu doanh nghiệp. Thêm vào đó, văn hóa doanh nghiệp còn góp phần ảnh hưởng đến thái độ của nhân viên.
Một môi trường làm việc và văn hóa tích cực giúp tạo động lực khuyến khích nhân viên hào hứng làm việc hơn. Một khi nhân viên của bạn cảm thấy hài lòng với công việc hiện tại, họ sẽ dốc hết sức mình vào công việc hơn, nhờ đó mà cả năng suất làm việc sẽ gia tăng. Nhờ sự cải thiện hiệu suất hoạt động đó của nhân viên, bạn sẽ dễ dàng dự đoán tình hình kinh doanh sắp tới của doanh nghiệp.
Thêm vào đó, mối quan hệ giữa bạn, người quản lý, và nhân viên cũng sẽ được cải thiện theo chiều hướng tích cực hơn.
Đọc thêm: Khích lệ nhân viên bán hàng, làm thế nào để hiệu quả nhất?
Văn hóa doanh nghiệp ảnh hưởng thế nào đến quy trình tuyển dụng?
Doanh nghiệp thường chủ yếu chú trọng những khía cạnh kinh doanh hơn và phớt lờ việc tạo dựng văn hóa riêng cho tổ chức. Một văn hóa được xác định rõ ràng sẽ tạo một hình ảnh tốt đẹp về doanh nghiệp trong mắt của ứng viên.
Thương hiệu doanh nghiệp không chỉ gói gọn trong việc thông báo cho ứng viên biết bạn đang tuyển dụng mà còn bao gồm cả xây dựng mối quan hệ với ứng viên, liên tục cập nhật thông tin cũng như hoạt động của doanh nghiệp nhằm nhắc nhở và ghi dấu hình ảnh doanh nghiệp vào tiềm thức của ứng viên và khiến ứng viên chủ động ứng cử hoặc giới thiệu doanh nghiệp đến người thân, bạn bè khi cần.
Đọc thêm: Xây dựng thương hiệu doanh nghiệp – Đâu là chiến lược đúng để giải bài toán thương hiệu?
Trong thời đại công nghệ hiện đại và các trang mạng xã hội ngày càng trở nên phổ biến, rất dễ đế ứng viên tìm hiểu thông tin về văn hóa và hoạt động của doanh nghiệp.
Họ có thể tìm hiểu về doanh nghiệp thông qua những kênh sau:
- Trang web của công ty: một trong những trang mà ứng viên sẽ tìm đến đầu tiên để tìm hiểu thêm về sản phẩm, dịch vụ và những thông tin khác. Một trang web nghèo nàn thông tin cũng như không bắt mắt về mặt thẩm mỹ sẽ gây ấn tượng xấu, không chuyên nghiệp trong mắt của ứng viên về thương hiệu.
- Tìm hiểu trên Google: hiện nay, có khá nhiều trang web dành riêng cho nhân viên đánh giá về công ty mà họ đang làm việc, ví dụ như Glassdoor. Nếu ứng viên của bạn chịu khó tìm hiểu, họ hoàn toàn có thể thấy thông tin liên quan đến doanh nghiệp bạn.
- Tại buổi phỏng vấn: ứng viên luôn mong muốn được làm việc cho một tổ chức có giá trị và văn hóa gần gũi với giá trị của cá nhân họ. Ngược lại, bạn cũng muốn tuyển dụng những cá nhân thực sự phù hợp với giá trị và văn hóa của doanh nghiệp, và khi cả bạn và ứng viên có chung một chí hướng thì khả năng nhân viên gắn bó sẽ lâu hơn.
Đọc thêm: Bộ ba chiến thuật tuyển dụng Millennials
Văn hóa doanh nghiệp thể hiện qua mọi hoạt động kinh doanh thường nhật của doanh nghiệp và có khả năng phá hủy mối quan hệ giữa doanh nghiệp bạn với khách hàng, nhà cung cấp, giới truyền thông.
Đọc thêm: Chuyên nghiệp nơi công sở - Nên và không nên làm gì?
Xây dựng và duy trì môi trường làm việc và văn hóa lành mạnh sẽ giúp định hướng doanh nghiệp. Văn hóa còn là nguồn động lực, nguồn cảm hứng và thúc đẩy nhân viên bạn gắn kết, phát triển đồng thời thu hút những cá nhân ưu tú cho tổ chức. Những cá nhân giỏi nhất luôn mong muốn được làm việc với những doanh nghiệp tốt nhất, và sở hữu những cá nhân ưu việt là một trong những yếu tố quan trọng nhất tạo thành công cho doanh nghiệp.
Đăng ký nhận tin từ TRG Blog để liên tục cập nhật những thông tin và xu hướng mới nhất trong lĩnh vực Quản lý Nhân sự.