<img src="https://certify.alexametrics.com/atrk.gif?account=53pUm1a4KM+2vg" style="display:none" height="1" width="1" alt="">

Xây dựng Văn Hóa Doanh Nghiệp: Bài học từ Google, Facebook và Twitter

Đăng bởi Khoa Tran vào

Bên cạnh các yếu tố tiêu biểu như mức lương và phúc lợi, văn hóa doanh nghiệp là điều khiến cho công ty của bạn nổi bật. Đồng thời, văn hóa doanh nghiệp cũng là một trong những yếu tố then chốt để một ứng viên tiềm năng quyết định ứng tuyển cho công ty của bạn. Văn hóa công ty thể hiện qua cách bạn giao tiếp và phát triển giá trị của công ty, đến bầu không khí nơi làm việc và những người làm việc ở đó. Tất cả sẽ quyết định sự hài lòng, năng suất và hiệu suất của các nhân viên của bạn.

Mặc dù các công ty khác nhau sẽ có các phương pháp khác nhau để xây dựng văn hóa doanh nghiệp, có một vài điều bạn có thể làm để đảm bảo công ty của bạn là nơi tuyệt vời để làm việc đối với các tài năng trẻ. Hãy cùng tìm hiểu Twitter, Facebook và Google làm sao có thể thành công trong việc nuôi dưỡng nhân viên, tạo điều kiện phát triển và bồi dưỡng những nhân tài sáng tạo nhất trong doanh nghiệp của họ.

Đọc thêm: Tạo dựng văn hóa doanh nghiệp phù hợp với Chuyển Đổi Số - Digital Transformation (P.1)

Cách các doanh nghiệp quốc tế xây dựng văn hóa doanh nghiệp

Google

Không còn nghi ngờ gì, Google là một trong những nhà tuyển dụng tốt nhất và thậm chí còn nằm trong danh sách “100 Doanh Nghiệp Tốt Nhất Để Làm Việc” của tạp chí Fortune nổi tiếng. Văn hóa công ty độc đáo của Google giúp nhân viên luôn trong trạng thái vui vẻ, năng suất cao và cống hiến nhiều hơn. Tất cả những điều này làm cho Google trở thành công ty được ứng tuyển nhiều nhất trên toàn thế giới.

Ưu tiên tính linh hoạt và sáng tạo

Google đã đi tiên phong trong việc cho phép nhân viên tự do khám phá cách họ muốn làm việc. Google hiểu rằng để cải thiện tính sáng tạo và năng suất của nhân viên, họ nên được tự do lựa chọn, có lịch trình linh hoạt, không gian và cơ hội làm việc theo ý muốn của họ.

Đọc thêm: Thấu hiểu tầm quan trọng của văn hóa doanh nghiệp trong tuyển dụng

Tổ chức cấu trúc phẳng tại Google khuyến khích tất cả nhân viên lên tiếng. Nói cách khác, Google đánh giá cao suy nghĩ và ý kiến của nhân viên, khuyến khích đổi mới và tiếp nhận những ý tưởng mới.

Chú trọng tuyển dụng theo cá tính hơn kỹ năng

Mỗi năm Google nhận được khoảng ba triệu đơn ứng tuyển và sau quá trình tuyển dụng khắt khe, Google chỉ tuyển khoảng 7000 ứng viên. Google coi trọng các ứng viên có đạo đức trong công việc hơn là chỉ số IQ. Họ muốn thu hút những người thông minh và có hiệu suất cao nhưng đồng thời cũng khiêm tốn, tận tâm, và thoải mái khi đối phó với khó khăn. Cuối cùng thì con người chính là yếu tố giúp Google thành công.

Google chứng tỏ rằng họ quan tâm đến trải nghiệm của nhân viên bằng cách đảm bảo rằng nơi làm việc phù hợp với nhu cầu của họ. Ngoài việc đảm bảo thức ăn luôn có sẵn, dịch vụ mát-xa và cầu tuột lắp đặt ngay tại sảnh, Google cũng hiểu rằng nhân viên cần được chăm sóc ở mọi khía cạnh để đạt được hiệu suất cao nhất.

Đọc thêm: 4 bước tạo dựng văn hóa doanh nghiệp hiệu quả từ con số 0

Phát triển và đổi mới liên tục

Có thể bạn đã nghe về chính sách “20% thời gian” của Google; điều này có nghĩa là Google sẽ cho phép nhân viên dành 20% thời gian của họ (1 ngày mỗi tuần) để làm bất cứ thứ gì họ muốn. Ý tưởng này đã mang lại thành công cho Google với một vài sản phẩm sáng tạo và tuyệt vời nhất của họ, bao gồm cả Gmail và Google Suggest.

Văn hóa làm việc của Google khuyến khích sự cộng tác, chẳng hạn như các cuộc họp ngẫu nhiên giữa những người sáng tạo và kỹ sư để nhân viên gắn bó với văn hóa công ty và giữ cho Google phát triển mạnh mẽ.

Đọc thêm: Thương hiệu nhà tuyển dụng đang trở nên quan trọng hơn bao giờ hết

Xây Dựng Văn Hóa Doanh Nghiệp Thành Công: bài học từ Google, Facebook và Twitter

Các chú chó tại văn phòng của Google. Nguồn: Google.com

Giữ không khí vui vẻ

Bạn có biết rằng Google là nơi làm việc thân thiện với chó? Chó được xem như một cách để cải thiện đời sống làm việc của nhân viên. Trong quy tắc ứng xử của nhân viên, Google đã viết hẳn một phần riêng về việc giữ chó tại văn phòng. Google đặt mục tiêu làm cho văn phòng trở thành một nơi thú vị và không mang nặng không khí làm việc. Nhân viên của họ luôn có thể rời khỏi văn phòng và tương tác nhiều hơn với nhau. Nhân viên được cung cấp nhiều loại hình giải trí, như leo núi trong nhà, bóng chuyền bãi biển hoặc bowling, và nhiều đồ ăn tại nhà hàng, bếp mini hoặc quán cà phê ngay tại trụ sở.

Đọc thêm: Tạo dựng môi trường khuyến khích tinh thần làm việc nhóm

Chìa khóa cho một nền văn hóa làm việc sáng tạo và thú vị là tập hợp một nhóm người thông minh, khiêm nhường và cho họ không gian để thử nghiệm, cho phép nhân viên làm quen với nhau. Khi các nhân viên hạnh phúc, năng suất sẽ tăng cao hơn và giảm bớt tỉ lệ nghỉ việc dẫn đến tăng lợi nhuận và mang lại thành công lớn hơn cho Google.

Facebook

Facebook thúc đẩy mạnh mẽ "văn hóa hacker", có nghĩa là cải tiến và đổi mới không ngừng. Họ đã thành công trong việc tạo ra một nền văn hóa doanh nghiệp, mà từ đó giúp hình thành lợi thế cạnh tranh và nguồn nhân lực có năng lực cao. Facebook đã được xếp thứ nhất trong danh sách “100 Nhà Tuyển Dụng Tốt Nhất” của Glassdoor vào năm 2018, hầu hết các nhân viên đều đánh giá cao cơ hội nghề nghiệp nhận được và tính minh bạch của công ty.

Đọc thêm: 5 Lời khuyên cải thiện gắn kết nhân viên cho quản lý

Văn hóa doanh nghiệp

Văn hóa doanh nghiệp tại Facebook được phản ánh qua các giá trị của họ,đồng thời cũng giúp định hướng cho Facebook. Từ việc tuyển dụng, quảng bá cho đến các hoạt động xã hội, các giá trị giúp cho việc ra quyết định và phát triển công ty trong khi vẫn tôn trọng sứ mệnh của mình: Làm cho thế giới cởi mở và kết nối hơn.

Chiến lược tuyển dụng

Một lần nữa, quá trình tuyển dụng của Facebook gắn liền với giá trị cốt lõi của họ và đóng góp rất nhiều vào văn hóa doanh nghiệp. Mục tiêu là tìm ra những người yêu thích công việc của mình và hiểu rõ những điều công ty trân trọng. Vì các nhân viên là những người giúp tạo ra và quảng bá văn hóa của doanh nghiệp, những ứng viên được tuyển dụng phải hiểu rõ toàn bộ mục tiêu và hướng phát triển của doanh nghiệp.

Đọc thêm: Chọn đúng người cho đúng vị trí với giải pháp Phù hợp Công việc

Các phúc lợi và đặc quyền

Không gì bất ngờ khi Facebook cung cấp cho nhân viên tất cả các đặc quyền tốt nhất mà họ cần. Từ phúc lợi nghỉ thai sản, kỳ nghỉ hằng năm, bữa ăn miễn phí tại văn phòng, kiểm tra sức khỏe tại chỗ, đến 250 USD cho việc chi tiêu quảng cáo trên Facebook, hoặc thậm chí là những chi tiết nhỏ như cắt tóc, ngân hàng, giặt khô v.v. cho mọi nhân viên.

Bố trí văn phòng

Facebook ưu tiên sự minh bạch và cởi mở trong không gian làm việc của họ. Để trao quyền và truyền cảm hứng, mọi nhân viên đều làm việc cùng nhau trên những bàn làm việc chung. Ngay cả CEO Mark Zuckerberg cũng không có văn phòng riêng. Thay vào đó, anh làm việc cùng với các nhân viên khác trong một không gian làm việc chung.

Đọc thêm: Tác động của đánh giá trước tuyển dụng đối với trải nghiệm ứng viên

Twitter

Năm 2015, Twitter đứng đầu danh sách “25 Công Ty Hàng Đầu về Văn Hóa và Giá Trị” của trang web Glassdoor. Twitter thành công trong việc tạo ra một môi trường làm việc thân thiện, thu hút những cá nhân thông minh và sáng tạo. Tạo môi trường cộng tác theo nhóm, trong đó mỗi người đều được thúc đẩy bởi mục tiêu của công ty. Nhân viên của Twitter tự hào là một phần của công ty và đóng góp một phần quan trọng vào thế giới.

Xây Dựng Văn Hóa Doanh Nghiệp Thành Công: bài học từ Google, Facebook và Twitter

Các buổi đào tạo quản lý

Twitter tin rằng việc xây dựng một doanh nghiệp mạnh mẽ bắt đầu với việc đào tạo những lãnh đạo mạnh mẽ. Với mỗi đợt tuyển dụng mới, Twitter cung cấp các buổi đào tạo khác nhau: đánh giá mã, viết mã Scala, đào tạo phỏng vấn, quản lý kỹ thuật và nhiều hơn nữa. Dick Costolo, người đảm nhận vai trò Giám đốc Điều hành Twitter vào tháng 10 năm 2010, cũng có những buổi chia sẻ của riêng mình - “Quản lý tại Twitter” - ít nhất một lần mỗi quý. Cơ hội tìm hiểu quan điểm quản lý của Giám đốc Điều hành là một ví dụ về sự quản lý tuyệt vời cho toàn bộ công ty.

Đọc thêm: [Infographic] 5 lí do doanh nghiệp cần Giải pháp Quản lý Tài năng

Khảo sát sự hài lòng của nhân viên

Không giống như hầu hết các công ty chỉ đôi khi tiến hành khảo sát sự hài lòng của nhân viên, hoặc nhiều nhất là một lần mỗi năm, Twitter thực hiện khảo sát sáu tháng một lần. Nhân viên chỉ mất vài phút để hoàn thành tổng cộng 15 câu hỏi phản ánh hiệu quả sự gắn kết của họ với công ty và cho họ cơ hội để đóng góp ý tưởng và giúp cải thiện toàn bộ công ty.

Đọc thêm: Vì sao doanh nghiệp nên chú trọng hơn vào việc Quản lý Tài năng? (Phần 1)

Tập trung vào cốt lõi

Để tăng cường sự gắn bó của nhân viên, Twitter đơn giản hóa những nỗ lực để duy trì và phát triển nhân viên của mình - từ các cá nhân đến quản lý và các lãnh đạo. Họ chỉ thúc đẩy năm kỹ năng cốt lõi để các nhân viên tập trung vào, để ghi nhớ và thực hành mỗi ngày. Những kỹ năng cốt lõi này bao gồm: Giao tiếp, Phát triển, Chỉ đạo, Thay đổi và Cộng tác. Bằng cách thiết lập các kỹ năng cốt lõi để phát triển, nhân viên của Twitter cảm thấy được khuyến khích và có động lực để làm như vậy.

Đăng ký nhận tin từ TRG Blog để không bỏ sót các bài viết về chủ đề Nhân sự ngay bây giờ!

Đăng ký nhận tin từ TRG Talent

Chủ đề: Quản lý nhân tài

Sự kiện sắp tới:

Sự kiện:

Các bài viết mới nhất

Bài viết xem nhiều nhất

Mục tiêu & Sứ mệnh

rick yvanovich resized 174

 Rick Yvanovich
//Người sáng lập & Giám Đốc Điều Hành//

Với trang blog của TRG International, sứ mệnh của chúng tôi là trở thành người bạn đồng hành đáng tin cậy và là người có thể cung cấp các giải pháp hoạt động tối ưu cho doanh nghiệp bạn. Chúng tôi sẽ đảm bảo rằng chúng tôi giúp doanh nghiệp của bạn càng ngày càng phát triển lớn mạnh hơn.

Đăng ký nhận bài viết từ TRG

Kết nối với chúng tôi