Có ý kiến cho rằng, so với những thế hệ trước như Gen X và Baby Boombers, những thế hệ trẻ như Gen Z và Millennials có khả năng sẽ "chào tạm biệt" với các văn phòng làm việc nếu có cơ hội. Nhưng thú vị ở chỗ, sự thật thì ngược lại.
Sau đại dịch COVID-19, thay vì đến văn phòng làm việc, chúng ta đã tìm được những giải pháp thay thế khác, và giờ đây, những giải pháp này đã nhanh chóng trở thành những lựa chọn lâu dài.
Với tư cách là những thế hệ sẽ chiếm phần lớn lực lượng lao động toàn cầu trong tương lai, Gen Z và Millennials sẽ phải thích nghi thế nào với những thay đổi mang tính cách mạng này?
Nội dung
- Các quan điểm khác nhau của các thế hệ về WFH (Work From Home - Làm việc tại nhà)
- Mô hình làm việc kết hợp và những hình thức làm việc linh hoạt sẽ dần trở nên phổ biến
- Ngoài việc thiết kế lại văn phòng, các nhà tuyển dụng cần phải làm nhiều thứ hơn
Các quan điểm khác nhau của các thế hệ về WFH (Work From Home - Làm việc tại nhà)
Ngoài Millennials và Gen Z, lực lượng lao động toàn cầu còn bao gồm hai thành phần khác: Baby Boomers và Gen X. Điều đó có nghĩa, bốn thế hệ khác nhau này đã trải qua cùng một cơn đại dịch trong lúc làm việc với nhau. Vậy mỗi thế hệ sẽ có suy nghĩ thế nào về tình hình hiện tại, song song đó, hãy cùng xem xét tương lai của công việc nhé.
Đọc thêm: Khoảng cách khi 4 thế hệ trong cùng 1 công sở - Lợi thế hay Nguy cơ?
Theo một nghiên cứu của Hubble với hơn 1.000 nhân viên ở các độ tuổi khác nhau(1), phần lớn người tham gia khảo sát có trải nghiệm tích cực khi làm việc tại nhà; trong đó, Gen X và Baby Boomers có phần thích WFH hơn so với Millennials và Gen Z.
Khi được hỏi về tần suất mong muốn được làm việc từ xa là bao nhiêu, câu trả lời phổ biến nhất của Gen Z là 1-2 lần/tuần, trong khi đó, câu trả lời của Millennials, Gen X và Baby Boomers lại là 3-4 lần/tuần.
Hơn thế, có 21,4% Gen X và Baby Boomers nói rằng họ muốn WFH mỗi ngày so với chỉ 14,7% từ Millennials và 7,4% từ Gen Z.
Cùng với đó, Gen Z cũng là những người thích làm việc tại văn phòng nhất, với 77% số người bày tỏ rằng các công ty nên giữ lại văn phòng làm việc. Theo sau là 70,5% từ Millennials và 65,8% từ Gen X và Baby Boomers.
Việc giữ lại văn phòng cũng là điều dễ hiểu, vì môi trường làm việc trực tuyến không những khiến các nhân viên cảm thấy cô lập kéo dài mà còn làm đảo lộn sinh hoạt của họ cũng như lấy đi những nguồn tương tác chính.
Những người tham gia khảo sát của Hubble cũng chỉ ra rằng ngoài chức năng tổ chức những cuộc họp nội bộ, tổ chức sự kiện và gây ấn tượng với khách hàng, văn phòng còn đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng văn hóa, thúc đẩy hợp tác cũng như tạo nên các hoạt động xã hội, rèn luyện kĩ năng và phát triển cho các đội ngũ trong công ty.
Mô hình làm việc kết hợp và những hình thức làm việc linh hoạt sẽ dần trở nên phổ biến
Có một điều chắc chắn rằng, ngoài việc thay đổi thiết kế của các văn phòng để phản ánh những quy định y tế mới nhất, các mô hình làm việc và những chiến lược chiêu mộ nhân tài cũng cần được chỉnh sửa khi các văn phòng mở cửa trở lại.
Từ nghiên cứu của Hubble, chúng tôi có thể kết luận rằng Gen Z và Millennials thích các hình thức làm việc linh hoạt hơn. Họ thừa nhận những văn phòng làm việc đóng vai trò cần thiết trong việc hình thành nên sự hợp tác, kết nối và đổi mới. Mặt khác thì làm việc tại nhà cho họ một không gian thoải mái để tập trung vào các hoạt động cá nhân hơn.
Công ty Citrix cũng đã thực hiện một khảo sát mang tên "Sự hình thành của hiệu ứng kỹ thuật số" ở 750 Gen Z và 1.250 Millennials(2). Kết quả cho thấy có 90% người tham gia không muốn trở lại làm việc toàn thời gian tại các văn phòng khi đại dịch đã chấm dứt. Có hơn một nửa số người tham gia thích mô hình làm việc kết hợp vì họ có thể làm việc tại nhà hầu hết thời gian hoặc toàn thời gian, cùng với đó, 18% trong số này thì lại muốn đến văn phòng làm việc hơn.
Khi được yêu cầu miêu tả ba yếu tố quan trọng nhất của văn hóa doanh nghiệp khi quyết định chấp nhận một lời mời làm việc, có đến hơn 80% Gen Z và Millennials nói rằng họ muốn có được sự tự chủ và thù lao theo năng lực cá nhân, và 79% cho biết một yếu tố quan trọng khác là kỹ năng lãnh đạo xuất sắc.
Đọc thêm: 3 Bước đi đúng để không tự đánh giá cao kỹ năng lãnh đạo
Ngoài ra, có 20% người quan tâm đến những lời mời làm việc 4 ngày/ tuần, 27% khác thì muốn tự mình quyết định hơn.
Chính vì vậy, các văn phòng làm việc sẽ không hoàn toàn biến mất, tương tự đối với mô hình làm việc kết hợp và các quy định làm việc linh hoạt kèm theo cũng vậy.
Tuy nhiên, do gia tăng tính linh hoạt, ta cần phải xem xét việc lực lượng lao động bị phân tán. Gen Z - lớp trẻ vừa mới tốt nghiệp - là nhóm người dễ bị tổn thương nhất giữa cuộc khủng hoảng sức khỏe vẫn đang hoành hành. Khi nền kinh tế vững vàng hơn, chính những trải nghiệm trong suốt đại dịch sẽ định hình nên những quan điểm cũng như kỳ vọng về công việc của thế hệ này.
Nhiều bài viết miêu tả Gen Z là những nggười làm việc tự do và sẽ không ngại ngần đóng gói đồ đạc, chuyển đến nơi khác làm việc nếu ở đó có mức lương cao hơn. Gen Z cũng như bao thế hệ khác, họ đều rất siêng năng làm việc và muốn ổn định về mặt kinh tế.
Trong khi phần lớn Millennials ưa chuộng những phương pháp giao tiếp kỹ thuật số, Gen Z lại coi trọng việc thảo luận trực tiếp hơn. Đúng vậy, những bạn trẻ này không phải lúc nào cũng dán mắt vào điện thoại.
Bạn biết họ còn đánh giá cao điều gì không?
- Những kỳ vọng rõ ràng từ doanh nghiệp
- Giới hạn của những công việc họ làm
- Những góp ý được trao đổi thường xuyên và trực tiếp
- Được quan tâm và đánh giá hiệu suất thường xuyên
Read more: Đào tạo & Phát triển Nhân viên - Làm thế nào cho đúng?
Ngoài việc thiết kế lại văn phòng, các nhà tuyển dụng cần phải làm nhiều điều hơn
Những tương tác trực tiếp đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển sự gắn kết các đội nhóm, song song đó, các văn phòng làm việc lại là nền tảng giúp xây dựng văn hóa của doanh nghiệp. Dù công nghệ có hiện đại đến mức nào đi nữa, bản chất của con người là khao khát được tương tác.
Đọc thêm: 3 năng lực lãnh đạo và quản lý thiết yếu trong kỷ nguyên số
Ngoài việc bị phân tán, lực lượng lao động toàn cầu cũng trở nên cực kỳ đa dạng. Bây giờ, điều các nhà tuyển dụng cần làm là ưu tiên những sáng kiến mang tính đa dạng, hòa nhập và công bằng để nhằm thu hút, lôi kéo, và giữ chân các nhóm trẻ.
Chính vì vậy, họ cần phải mang đến cho nhân viên những cơ hội để kết nối và phát triển trên cả hai hình thức trực tuyến và trực tiếp; cung cấp những công cụ phù hợp để bảo đảm tính nhất quán, minh bạch và bảo mật bất kể nhân viên của mình có đang làm việc ở đâu.
Đồng thời, những chương trình đào tạo và phát triển (đặc biệt nếu có sự huấn luyện từ các chuyên gia), sẽ giúp các nhân viên có đầy đủ tinh thần và năng lực để thể hiện hết khả năng của mình.
Bạn đang tìm kiếm cách quản lý và lãnh đạo hiệu quả, mang lại kết quả tối đa? Hãy liên hệ với đội ngũ chuyên gia TRG Talent để cùng chia sẻ và xác định giải pháp phù hợp với bài toán của doanh nghiệp bạn. Đừng ngần ngại yêu cầu một buổi tư vấn miễn phí ngay hôm nay!
Nguồn:
1. https://hubblehq.com/blog/future-of-work-different-age-groups
2. https://www.citrix.com/content/dam/citrix/en_us/documents/analyst-report/work-2035-the-born-digital-effect.pdf