Ngày nay, các doanh nghiệp luôn phải bắt kịp với tốc độ thay đổi không ngừng của giới kinh doanh. Xu hướng quản lý nhân sự đang dần hướng đến phương pháp làm việc mang tính hợp tác, đổi mới và đoàn kết hơn. Vì thế, các nhà lãnh đạo hàng đầu cần cởi mở hơn trong phương thức làm việc, mà trong đó, mỗi thành viên đều tham gia đóng góp vào thành công chung của cả nhóm.
Đọc thêm: 3 năng lực lãnh đạo và quản lý thiết yếu trong kỷ nguyên số
Phương pháp lãnh đạo hợp tác không chỉ mang đến lợi ích cho công ty mà còn cho các nhân viên. Phối hợp trong công việc tạo nên môi trường khuyến khích sự cộng tác, tạo điều kiện để các cá nhân phát huy sáng tạo, táo bạo hơn và phấn đấu hướng đến sự hoàn hảo.
Thế nào là phương pháp lãnh đạo hợp tác?
Lãnh đạo hợp tác (hay lãnh đạo phối hợp, collaborative leadership) về cơ bản là mối quan hệ gắn kết chặt chẽ giữa quản lý, lãnh đạo và nhân viên, cùng hợp tác để hoàn thành mục tiêu chung. Các nhà lãnh đạo cần có khả năng làm việc với nhân sự từ các phòng ban khác, các chi nhánh hoặc từ bộ phận khác để đảm bảo công việc luôn trôi chảy và ý tưởng luôn đồng nhất.
Đọc thêm: Làm việc nhóm - "Nhưng chẳng phải họ nên cạnh tranh với nhau ư?"
Hơn nữa, hiện nay các công ty đang dần phối hợp các nhóm liên chức năng để đa dạng hóa ý tưởng. Điều này có nghĩa là khả năng lãnh đạo của người đứng đầu thường chỉ giới hạn ở lĩnh vực của họ, vì vậy nhu cầu cần có sự hợp tác và chia sẻ kiến thức trong nội bộ công ty tăng cao. Nói cách khác, một nhà lãnh đạo có tính hợp tác nên có khả năng tạo dựng văn hóa doanh nghiệp đem lại niềm tin, sự tôn trọng, và nguyện vọng chung, trong đó cả tập thể cùng hướng đến một mục tiêu nhất định.
Đọc thêm: Thấu hiểu tầm quan trọng của văn hóa doanh nghiệp trong tuyển dụng
Điều gì làm nên người lãnh đạo có tính hợp tác?
Trong thời đại các doanh nghiệp liên tục thay đổi và ngày càng kết nối, các nhà lãnh đạo cần có tư duy làm việc hợp tác bởi họ sẽ là nhân tố chính tạo nên môi trường cộng tác cho toàn bộ doanh nghiệp. Để tăng khả năng phối hợp, các nhà lãnh đạo cần phát triển trí tuệ cảm xúc (EQ), khả năng kết nối tập thể… của họ, những kĩ năng này giúp họ kiểm soát và thấu hiểu những cảm xúc, mong muốn và động lực của thành viên trong nhóm.
Đọc thêm: So sánh kỹ năng của lãnh đạo và quản lý doanh nghiệp trên thế giới
Hơn nữa, hiểu rõ điểm mạnh và điểm yếu của bản thân cũng là một trong những bước đầu để trở thành một nhà lãnh đạo thành công, đặc biệt là trở thành một nhà lãnh đạo có tính hợp tác. Tự quản lý nghĩa là các nhà lãnh đạo cần có sự tự tin và khiêm tốn, tạo điều kiện để cấp dưới bày tỏ suy nghĩ, ý tưởng và đóng góp vào mọi quá trình, kể cả các giai đoạn quan trọng nhất.
Nói cách khác, các nhà lãnh đạo nên cởi mở với các ý tưởng mới, học hỏi từ nhân viên và từ đó phát triển cả nhóm một cách đồng đều. Bỏ qua cái tôi cá nhân, các lãnh đạo có tính hợp tác thường khuyến khích chia sẻ kiến thức, quyền hạn và thành quả đạt được, đồng thời hướng bản thân và cả nhóm đến một thành tựu chung.
Thêm vào đó, một khía cạnh khác cũng thuộc lĩnh vực trí tuệ cảm xúc, đó là sự đồng cảm và kiên nhẫn của một quản lý. Khi bắt đầu quá trình chuyển đổi phong cách lãnh đạo chắc chắn khó tránh khỏi xung đột, vì có thể các quan điểm / ý kiến đối nghịch nhau giữa các đồng nghiệp. Vì thế vai trò của lãnh đạo là giữ cân bằng giữa các thành viên và tận dụng xung đột như một cơ hội để đột phá và đổi mới.
Đọc thêm: 5 bài học quản trị nhân sự từ thành công của U23 Việt Nam
Quá trình này đòi hỏi nhiều thời gian và công sức vì có sự tham gia của nhiều người, đôi khi là cả công ty, do đó, lãnh đạo hợp tác là nhân tố giữ hòa khí và sự tích cực.
Vài gợi ý để lãnh đạo hợp tác thành công
Xác định những rào cản thông tin giữa các phòng ban và loại bỏ chúng bằng cách khuyến khích hợp tác giữa các nhân viên. Những rào cản thông tin giữa các phòng ban làm giảm hiệu quả của cả quá trình, ảnh hưởng tiêu cực đến quan hệ giữa các đồng nghiệp và ngăn doanh nghiệp hoàn thành các mục tiêu đã đặt ra. Lãnh đạo hợp tác loại bỏ các hạn chế, giúp doanh nghiệp hoàn thành các dự án dễ dàng hơn.
Xóa bỏ khoảng cách về kinh nghiệm và xem nhân viên ngang nhau. Mục đích của lãnh đạo hợp tác là trân trọng ý tưởng và ý kiến của các thành viên trong nhóm. Cho mọi người cơ hội đóng góp vào thành công của dự án.
Bắt đầu với một hệ thống hoặc quy trình trao đổi thông tin và điều phối. Các nhà lãnh đạo phải đảm bảo rằng các hoạt động này rõ ràng và được phân chia hợp lý. Bảo đảm rằng nhân viên của bạn nhận được giúp đỡ, và chắc chắn rằng họ hiểu được những mong đợi cũng như những thành tựu cần đạt được.
Nói tóm lại, cùng với sự phát triển và thay đổi không ngừng của doanh nghiệp, sự hợp tác giữa lãnh đạo và nhân viên là bước quan trọng tiếp theo cần được thực hiện. Phương pháp lãnh đạo hợp tác giúp doanh nghiệp tạo nên các ý tưởng giá trị, khuyến khích mọi nhân viên cùng hướng đến thành quả chung. Bắt đầu tập luyện và phát triển kỹ năng lãnh đạo của bạn để có đủ khả năng và năng lực lãnh đạo một cách hợp tác hơn, phát huy trí tuệ của cả tập thể và kết nối cả đội ngũ nhân viên trên tinh thần tích cực.
Làm thế nào để "cải cách" chiến lược phát triển quản lý và lãnh đạo một cách hiệu quả nhất? Truy cập trang web của TRG Talent hoặc yêu cầu một buổi demo ngay hôm nay!