<img src="https://certify.alexametrics.com/atrk.gif?account=53pUm1a4KM+2vg" style="display:none" height="1" width="1" alt="">

Làm gì để đảm bảo sức khỏe tinh thần cho nhân viên làm việc từ xa?

Đăng bởi Mai Hoai Thu vào

Không ít doanh nghiệp vẫn duy trì mô hình làm việc từ xa (online/ virtual working) hoàn toàn hoặc làm việc hybrid (cho phép nhân viên làm việc tại nhà kết hợp lên văn phòng) cho đến ngày hôm nay.

Nếu doanh nghiệp bạn cho phép làm việc từ xa, chắc chắn se phải đối mặt với tình trạng nhân viên trở nên stress và áp lực. Căng thẳng, mệt mỏi kéo dài làm tăng nguy cơ mắc bệnh về thần kinh như lo lắng, trầm cảm, kiệt sức cả về mặt tinh thần và thể chất.

Vậy thì làm thế nào để đảm bảo sức khỏe tinh thần của nhân viên khi họ thường xuyên phải làm việc trực tuyến?

Đọc thêm: TRG thích nghi với môi trường làm việc ảo trong COVID-19 như thế nào?

Làm sao để đảm bảo sức khỏe tinh thần khi nhân viên làm việc trực tuyến?

Nhân viên làm việc trực tuyến đối mặt với những thách thức về sức khỏe tinh thần gì?

Hậu quả của chứng rối loạn căng thẳng và việc bỏ bê sức khỏe tinh thần của nhân viên đã được nghiên cứu rộng rãi và bao gồm những hậu quả như giảm hiệu suất, năng suất và cuối cùng là lợi nhuận.

Không thể gặp nhân viên trực tiếp và không thể kích thích các cuộc nói chuyện bình thường, ngẫu nhiên sẽ gây khó khănlàm cho quản lý khó nắm bắt được thực trạng sức khỏe tâm lý của nhân viên.

Chính vì vậy, có một tâm thế chủ động rất quan trọng. Doanh nghiệp và quản lý có thể sử dụng các công cụ có sẵn để duy trì liên lạc với đồng nghiệp kể cả khi làm việc từ xa.

Đọc thêm: Làm gì để duy trì sự gắn kết nhân viên trong môi trường biến động?

1. Giao tiếp xã hội và nỗi cô đơn  

Dù làm tại nhà cho phép nhân viên linh động sắp xếp thời gian làm việc và nghỉ ngơi nhưng làm việc tách biệt như vậy sẽ hạn chế mọi người gặp trực tiếp bạn bè, đồng nghiệp.

Một yếu tố then chốt trong độ gắn kết nhân viên và độ hài lòng về nghề nghiệp - 2 chỉ tiêu đánh giá sức khỏe tinh thần làm việc tích cực - chính là giao tiếp với bạn bè tại công ty. Dù cho công nghệ đã tiên tiến đến mức chúng ta có thể nhìn và trò chuyện với bất kỳ ai online nhưng nó không thể thay thế cảm giác gắn kết khi trò chuyện trực tiếp, tự nhiên tại văn phòng.

Ngoài ra, tùy thuộc vào khả năng sử dụng công nghệ của mỗi người, những người gặp khó khăn trong giao tiếp qua các nền tảng trực tuyến dễ bị đào thải khỏi các cuộc trò chuyên với đồng nghiệp. Hay nói cách khác là những nhân viên này có nguy cơ cao bị lạc lõng và không tìm được niềm vui trong công việc.

Tải whitepaper "Cai Nghiện Phỏng Vấn" tại đây

2. Làm quen những tiêu chuẩn làm việc mới và duy trì năng suất

Cùng với những cách thức mới để duy trì liên lạc thường xuyên với các team, việc điều chỉnh kỳ vọng hoàn thành công việc cũng rất quan trọng.

Họp online có thể không đem lại kết quả giống như họp trực tiếp vì những lý do như lỗi kết nối mạng hoặc vấn đề kỹ thuật khác. Họp trực tuyến cũng gây mất nhiều thời gian để đưa ra quyết định và ý tưởng sáng tạo.

Đọc thêm: OKR: Hệ thống quản trị mục tiêu của Google – Định nghĩa và lợi ích

Tạp chí Harvard Business Review đã phát hiện và cảnh báo về hiện tượng "Zoom fatigue" - cảm giác mệt mỏi khi phải liên tục giao tiếp qua Zoom. Tham gia nhiều cuộc họp trực tuyến một ngày dẫn đến tình trạng căng thẳng về mặt tinh thần và tâm lý cho nhân viên.

Khi xem xét những yếu tố này, rõ ràng là cuộc sống làm việc từ xa làm cho nhân viên dễ bị stress vì giảm năng suất.

Vì lẽ đó, dù kết quả và deadline rất quan trọng đối thì quản lý cũng nên tiên liệu trước là năng suất có khi sẽ không như mong đợi hoặc có thể sẽ xảy ra nững trở ngại bất ngờ vượt khỏi sự kiểm soát của nhân viên. 

Hơn nữa, những hướng dẫn cách làm việc hiệu quả đôi khi không rõ, dẫn đến căng thẳng trong công việc. Có lẽ nhân viên phải cố gắng tự tìm ra cách tốt nhất để đạt được kết quả như mong đợi mà không có trợ giúp từ phía công ty.

Đọc thêm: Gắn kết nhân viên là gì và tầm quan trọng của đối với doanh nghiệp

3. Mập mờ tài chính và ổn định công việc

Một khi nhân viên biết tin một đồng nghiệp bị cho thôi việc, bị giảm giờ làm hoặc giảm tiền lương, họ sẽ không tránh khỏi lo lắng: "Liệu tôi có phải là người kế tiếp? "

Nỗi sợ dai dẳng về việc bị sa thải hoặc bị giảm lương trở thành gánh nặng đè lên tâm trí của nhân viên. Như chúng ta sẽ thảo luận ở phần sau, ban quản lý phải trấn an người lao động rằng công việc sẽ không thay đổi trừ khi có kế hoạch nào khác. 

Cảm giác như có nhiều thứ đang vượt quá tầm kiểm soát của bản thân sẽ dễ tạo nên suy nghĩ và cảm giác bất lực. Do đó, điều quan trọng nhất là nhân viên được cung cấp càng nhiều thông tin rõ ràng càng sớm càng tốt. Bằng cách này, họ có thể có thời gian để chuẩn bị và lập kế hoạch phù hợp cho tương lai.

Những cách giúp nhân viên giảm stress và chăm lo sức khỏe tinh thần

1. Lồng ghép hoạt động xã hội ở các buổi họp nhóm

Các hoạt động sẽ hiệu quả nhất khi làm theo nhóm. 

Đây là lý do tại sao tổ chức phi lợi nhuận Alcoholics Anonymous chuyên giúp các thành viên cai nghiện rượu lại thành công như vậy. Họ tạo ra cộng đồng an toàn để tạo thuận lợi cho việc giúp đỡ lẫn nhau và thúc đẩy trách nhiệm giải trình xã hội.

Dù chúng ta biết rằng giao tiếp thường xuyên với nhân viên làm từ xa rất cần thiết nhưng phải nổ lực hơn nữa để chăm lo cho sức khỏe tinh thần của họ. 

TRG khuyên bạn nên thử tham gia một khóa thiền ngắn có hướng dẫn hoặc vài bải tập giãn cơ trước khi bắt đầu bất kỳ buổi họp nhóm nào.

Những lợi ích phổ biến của việc thiền định thường xuyên và đứng dậy vươn vai sau khi ngồi lâu, như tăng sự minh mẫn, chánh niệm và thư giãn. Tuy vậy, đa số chúng ta ít khi tự mình làm, trừ khi là có ai đó nhắc nhở. 

Bằng cách đưa hoạt động đó vào nội dung buổi họp, các công ty có lẽ sẽ thấy được sự hào hứng và năng suất gia tăng trong các cuộc họp cũng như sự thay đổi tích cực trong tâm trạng của nhân viên nói chung.

Đọc thêm: 3 năng lực lãnh đạo và quản lý thiết yếu trong kỷ nguyên số

2. Hãy hiểu rằng có những ngày tồi tệ cũng chẳng sao!

Nếu một nhân viên trễ deadline vì lí do cá nhân, hãy thấu hiểu cho họ. Nhân viên thường sẽ có động lực làm việc hơn nếu công ty biết thông cảm và hiểu những lúc họ yếu lòng.

Thử so sánh điều đó với việc họ cảm thấy sao khi nghe nói "Mạnh mẽ lên" và phải tiếp tục làm việc dù họ đang chịu nhiều khó khăn về tâm lý.

Những nhà lãnh đạo thể hiện sự gần gũi thay vì quyền lực thường được nhiều người tôn trọng và ngưỡng mộ. Do đó, cách chúng ta khuyến khích nhân viên đóng vai trò đặc biệt quan trọng và cần được ban quản lý nên cân nhắc nếu muốn duy trì tinh thần và sự gắn bó của nhân viên với tổ chức.

3. Thường xuyên thông báo tình hình công ty

Những nhân viên kiểm soát tâm lí tốt sẽ bớt lo lắng hơn khi quản lý thường xuyên liên lạc và báo tin cho họ, kể cả khi nói về tin xấu. 

Nhìn chung, nhân viên đề cao sự thẳng thắn và thấu hiểu hơn là những nỗ lực che đậy số liệu bất lợi và thêu dệt cho tình hình có vẻ ít tàn khốc hơn thực tế. Khiến cho nhân viên tin tưởng doanh nghiệp sẽ luôn cung cấp thông tin nhanh chóng và chính xác là điều tối quan trọng trong việc giúp họ đối phó căng thẳng. 

Với những công ty cần báo tin sa thải hoặc giảm lương hàng loạt thì sự minh bạch là điều cần thiết để phòng trường hợp thù oán và phẫn nộ. Nên làm rõ quá trình đi đến quyết định cuối cùng và bày tỏ sự biết ơn đối với những nhân viên chịu quyết định đó.

4. Khích lệ tinh thần lạc quan chứ không phải tích cực

Theo tác giả và diễn giả truyền cảm hứng nổi tiếng - Simon Sinek, lạc quan chính là chìa khóa vượt qua nghịch cảnh. Chắc chắn là nó khác với tích cực.

Đọc thêm: Phát Triển Growth Mindset tại doanh nghiệp: Lợi ích và Phương Pháp

Tính tích cực thường đi kèm với sự đau khổ vì khi bạn tích cực là bạn đang giả vờ như mọi thứ đều ổn nhưng thực sự thì không. Nó bỏ qua thực tế khắc nghiệt và những cảm xúc tiêu cực rõ ràng mà mọi người trải qua. 

Trái lại, tính lạc quan giúp chúng ta nhận biết bản thân đang rơi vào tuyệt vọng nhưng vẫn tin ngày mai nhất định sẽ tốt hơn. Tính lạc quan cũng làm tăng niềm tin và hy vọng rằng tình hình hiện tại chỉ là tạm thời và chúng ta có thể vượt qua được. 

Do đó, chúng tôi khuyên các nhà quản lý và lãnh đạo doanh nghiệp nên tín nhiệm nhân viên bằng cách ủng hộ tính lạc quan, vì sự lạc quan tác động nhiều đến việc kiểm soát căng thẳng và sức khỏe tinh thần.

Những công ty thành công vượt qua được cuộc khủng hoảng này sẽ là một trong những doanh nghiệp tích cực và chủ động trong việc chăm sóc sức khỏe tinh thần nhân viên. Dù chúng ta làm việc trực tuyến nhưng vẫn có thể động viên và giúp đỡ lẫn nhau để vượt qua khó khăn.

Cập nhật chủ đề nhân sự

Chủ đề: Quản lý nhân tài

Sự kiện sắp tới:

Sự kiện:

Các bài viết mới nhất

Bài viết xem nhiều nhất

Mục tiêu & Sứ mệnh

RY - profile picture-1

 Rick Yvanovich
//Người sáng lập & Giám Đốc Điều Hành//

Với trang blog của TRG International, sứ mệnh của chúng tôi là trở thành người bạn đồng hành đáng tin cậy và là người có thể cung cấp các giải pháp hoạt động tối ưu cho doanh nghiệp bạn. Chúng tôi sẽ đảm bảo rằng chúng tôi giúp doanh nghiệp của bạn càng ngày càng phát triển lớn mạnh hơn.

Đăng ký nhận bài viết từ TRG

Kết nối với chúng tôi