Cụm từ “năng lực kinh doanh” mô tả một loạt những kĩ năng liên quan đến kinh doanh hay thương mại. “Năng lực chuyên môn” bao gồm kĩ năng về kế toán và CNTT. Tuy nhiên, không có 1 ranh giới nhất định giữa năng lực kinh doanh và năng lực chuyên môn. Chẳng hạn như quản lý thay đổi và rủi ro đều cần đến 1 năng lực ở giữa 2 loại năng lực trên.
Mặc dù độ phức tạp và chuyên sâu của năng lực chuyên môn cao, nhưng điều thú vị là những nhân sự tài chính lại đánh giá năng lực kinh doanh cao hơn năng lực chuyên môn truyền thống về kế toán và CNTT. Điều này đúng cho dù nhân sự tài chính có làm ở vị trí hợp tác kinh doanh. Như vậy, nói chung, các kĩ năng giao tiếp, giải quyết vấn đề, kinh doanh và giữa các cá nhân với nhau được đánh giá là rất quan trọng (mặc dù không phải là tất yếu) bởi nhân sự tài chính, trong khi các kĩ năng chuyên môn kế toán và CNTT chỉ được đánh giá quan trọng.
Mặt khác, ban quản lí bên ngoài bộ phận tài chính thì lại xem những kĩ năng chuyên môn kế toán của nhân sự tài chính là quan trọng hơn. Tuy nhiên, có sự đồng quan điểm giữa nhân sự tài chính và phi tài chính về độ quan trọng của kĩ năng giao tiếp, giải quyết vấn đề và giữa các cá nhân.
Tóm lại, những lời khuyên khác nhau cho những nhóm chức năng khác nhau có thể được rút ra từ nghiên cứu của Hiệp hội Kế toán Quản trị Công chứng Anh Quốc (CIMA) là:
- Đối với ai đang muốn khởi nghiệp trong ngành tài chính với tham vọng vươn tới cấp cao, cần phải có 1 chứng chỉ bao gồm cả năng lực chuyên môn cốt lõi trong tài chính đồng thời phát triển bộ kĩ năng quản lý và thương mại.
- Đối với nhân sự tài chính mong muốn thăng chức lên cấp cao, cần chú trọng vào các kĩ năng giao tiếp, giữa các cá nhân với nhau và kĩ năng chiến lược. Ngoài ra, họ còn nên theo đuổi những vị trí và hoạt động giúp cho họ phát triển lên những chức vụ cao hơn, cụ thể là những hoạt động kế toán quản trị, hay vai trò tư vấn và chiến lược.
Đọc tài liệu “Từ quản lý sổ cái đến kỹ năng lãnh đạo: Hành trình của bộ phận tài chính” để biết thêm những lời khuyên của người trong cuộc.