Trong bài trước, TRG Talent đã liệt kê những kiểu nhân viên “rắc rối” thường gặp nơi công sở. Và dù bạn không thể dễ dàng gạt bỏ ngay những người nhân viên khó bảo này ra khỏi tổ chức, bạn cũng không cần quá đau đầu bởi có rất nhiều phương pháp khác nhau để bạn, trên cương vị một người quản lý, có thể tiếp cận và đưa ra hướng giải quyết các vấn đề trên.
Bạn nên làm gì khi đối mặt với những nhân viên "rắc rối"?
Giữ bình tĩnh và quan sát kỹ càng
Hãy dành thời gian để tìm hiểu ngọn ngành câu chuyện, bao gồm mọi bên có liên quan, từ nhiều góc độ khác nhau chứ không chỉ dựa vào những nhận xét phiến diện. Nhờ đó sẽ dễ dàng hơn cho việc lập kế hoạch cải thiện hành vi thông qua tư vấn, huấn luyện (coaching) hoặc đào tạo.
Đôi khi đơn giản chỉ là bạn sẵn sàng lắng nghe nhân viên chia sẻ, bạn có thể khám phá ra gốc rễ của vấn đề mà thậm chí bạn cũng không ngờ đến. Một nhân viên bình thường luôn điềm tĩnh bỗng chốc trở nên nóng giận có thể là dấu hiệu của stress hoặc người đó bị ảnh hưởng bởi các vấn đề khác trong cuộc sống.
Đọc thêm: Những tình huống bạn đừng nên nghe theo não bộ
Phản hồi thường xuyên và nhất quán
Mặc dù đây là một nhiệm vụ khó khăn nhưng lại là một giải pháp hiệu quả đối với các nhân viên đang gây rắc rối. Hãy đặt ra tiêu chuẩn cho các phản hồi và luôn tuân thủ theo các tiêu chuẩn đó để truyền đạt ý kiến của bạn một cách rõ ràng nhất. Điều này sẽ giúp giảm thiểu sự phòng thủ của nhân viên, đồng thời cung cấp cho họ những thông tin cụ thể giúp cải thiện bản thân.
Đưa cảnh báo và nêu rõ hậu quả
Nếu mọi thứ không được cải thiện và trong trường hợp xấu nhất bạn quyết định cho nhân viên nghỉ việc, hãy tham khảo ý kiến của nhân sự để đảm bảo rằng bạn đã làm đúng theo chính sách của công ty. Không ai thích bị sa thải nhưng trong trường hợp bất khả kháng, hãy kiên quyết, đừng tỏ thái độ phớt lờ, và đặc biệt là đừng nhờ vả người khác làm thay cho bạn.
Bên cạnh đó, các công cụ đánh giá tính cách có thể hỗ trợ bạn thu thấp những thông tin hữu ích về hành vi và tính cách của các nhân viên, từ đó bạn có thể dự đoán xu hướng phản ứng với các vấn đề của họ và có cách tiếp cận cũng như xử lý hiệu quả. Nhưng trên hết, hãy luôn đảm bảo thông tin bạn có được là chính xác và bạn luôn công bằng. Đừng nói xấu sau lưng hay đả kích nhân viên cho dù họ có tệ đến đâu. Điều này chỉ góp phần chứng tỏ một môi trường làm việc không chuyên nghiệp, gây ảnh hưởng đến không những bạn mà mọi người trong tổ chức.
Đọc thêm: Tại sao nhân viên của bạn quyết định nghỉ việc?
Bạn đang tìm kiếm một giải pháp để đánh giá hiệu quả tư duy và tính cách nhân viên? Yêu cầu dùng thử miễn phí ngay hôm nay!