Trong phần 1, chúng ta đã bàn đến định nghĩa và lợi ích của BI. Và trong phần này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem các lĩnh vực chính của BI là gì và BI đã thực hiện chúng như thế nào.
Trên thực tế, các nhà cung cấp cũng như tư vấn viên có thể tư vấn cho bạn nhiều khung kỹ thuật cho giải pháp BI khác nhau. Tuy nhiên, có ba lĩnh vực chính của BI mà các quản trị viên phải hiểu khi nhận tư vấn về các gói phù hợp:
- Tích hợp và lưu trữ dữ liệu
- Phân chia và phân tích dữ liệu
- Dashboard, KPI và báo cáo (KPI: Key Performance Indicators – Các chỉ số hoạt động chính)
Đọc thêm: Phân tích dữ liệu tốc độ cao với Tableau 10.5
Ba lĩnh vực chính của Business Intelligence
BI tích hợp và lưu trữ dữ liệu như thế nào?
Một trong những mục tiêu cơ bản nhất của BI là lưu trữ thông tin từ nhiều hệ thống khác nhau vào một nơi, được gọi là kho dữ liệu hoặc data mart. Cụ thể, một quy trình sẽ được tích hợp để đọc dữ liệu từ các hệ thống thu thập dữ liệu khác của tổ chức và sao chép nó vào kho dữ liệu.
Các hệ thống khác nhau lưu trữ thông tin theo nhiều định dạng, do đó dữ liệu phải trải qua quá trình chuyển đổi trước khi được sao chép vào kho dữ liệu. Quá trình này được gọi là ETL và có ba bước: Trích xuất (Extract), Chuyển đổi (Transform), và Tải (Load):
- Trích xuất: Sao chép dữ liệu thô từ mỗi hệ thống vào một bảng bản sao, cung cấp một phiên bản dữ liệu duy nhất tại một thời điểm cụ thể và giảm thiểu tác động của ETL đối với hiệu suất của hệ thống ban đầu.
- Chuyển đổi: sử dụng nhiều kỹ thuật chuyển đổi dữ liệu để sắp xếp và chuẩn bị cho kho dữ liệu.
- Load: chuyển dữ liệu được chuyển đổi đến kho dữ liệu.
BI phân chia và phân tích dữ liệu như thế nào?
Dữ liệu trong kho dữ liệu có thể được dùng để truy vấn và báo cáo, nhưng các giải pháp BI còn có những tính năng khác chẳng hạn như báo cáo nâng cao, dự báo và phân tích. Đây được gọi là "Quá trình Phân tích Trực tuyến" (Online Analytical Processing - OLAP).
Các giải pháp BI có thể chia dữ liệu thành các khối, là cấu trúc cho thấy thông tin được lưu trữ trong kho dữ liệu và dự tính trước số lượng cần thiết, xác định công thức tính và bộ lọc để tăng tốc cho các báo cáo và dashboard. Và OLAP có nhiều lợi thế nhờ các khối dữ liệu này.
Đọc thêm: Công nghệ OLAP: xử lý Big Data cho ngành Khách sạn
Vì các phòng ban hoặc cá nhân trong tổ chức chỉ được cấp quyền truy xuất vào một số khối, công việc có thể được thực hiện một cách trật tự và hiệu quả. Không dừng lại ở đó, việc xác định các khối dữ liệu riêng biệt cũng cho phép cân bằng giữa bảo mật, tốc độ và tính linh hoạt của báo cáo.
Hơn nữa, OLAP cho phép chuyển đổi dữ liệu thành kiến thức thông qua việc khai thác dữ liệu. Cụ thể, đây là một quy trình tự động để tìm kiếm xu hướng và điểm khác biệt sau khi cơ cấu lại dữ liệu thô. Quan trọng nhất, công cụ phân tích của BI có thể sàng lọc một khối dữ liệu và cung cấp thông tin chi tiết có giá trị thường bị bỏ qua.
Dashboard, KPI và báo cáo trong BI
Giá trị thực tế của BI sẽ được xác định thông qua các dashboard, KPI và báo cáo với những lợi ích cụ thể sau:
Báo cáo BI tương tự như các báo cáo truyền thống, nhưng cung cấp số liệu quan trọng (hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng).
Dashboard cung cấp các quyền và sự linh hoạt theo nhiều cách:
- Thu thập và kết hợp các tương tác online
- Quyền riêng tư có chọn lọc dựa trên vai trò của từng thành viên nhóm
- Thông tin chi tiết và các quan điểm
- Nhiều phương pháp trực quan hoá dữ liệu (bản đồ, biểu đồ, v.v ...)
KPI là các yếu tố được thiết kế để thể hiện hiệu suất khi so sánh với mục tiêu kinh doanh. Do đó, KPI giúp định hướng các mục tiêu của tổ chức, được xác định ở cấp độ OLAP, chứ không phải ở cấp độ báo cáo thường, để cung cấp cho người dùng thông tin kịp thời và có thẩm quyền.
Bạn muốn ứng dụng BI cho tổ chức mình? Hãy gửi yêu cầu demo để nhận tư vấn chính xác và hiệu quả nhất cho tổ chức của bạn!