Business Intelligence (BI) ngụ ý là tất cả các công nghệ hiện đại có thể cung cấp thông tin hữu ích cho mục đích kinh doanh. Từ "Intelligence" trong cụm từ "Business Intelligence" có nghĩa là khả năng truy cập thông tin chi tiết dễ dàng.
Đọc thêm: [Infographic] Top 10 xu hướng Business Intelligence trong năm 2018
Định nghĩa Business Intelligence
BI tích hợp nền tảng và giải pháp phần mềm cho phép người dùng xem thông tin liên quan đến công việc của mình một cách nhanh chóng và liên tục. Hơn nữa, các giải pháp BI tiên tiến có thể dự đoán, phân tích xu hướng và khai thác dữ liệu tùy thuộc vào nhu cầu của từng tình huống cụ thể.
Ngoài ra, tích hợp dữ liệu cũng là một phần quan trọng của BI bởi vì nhiều hệ thống phần mềm (như ERP, lập hóa đơn, bảng lương, theo dõi hàng tồn kho, hệ thống SCADA ...) có thể được tích hợp với các giải pháp BI.
Dữ liệu từ các hệ thống tích hợp sẽ được thu thập bởi BI trong một trung tâm lưu trữ, thường được gọi là kho dữ liệu, và đóng vai trò quan trọng trong tất cả các kế hoạch kinh doanh tương lai. Một tính năng thông minh khác của BI là khả năng tính toán trước các dữ liệu quan trọng, đôi khi được trích từ các nguồn dữ liệu khác nhau trong doanh nghiệp. Từ đó, các nhà quản lý có thể dựa vào lượng dữ liệu chính xác và kịp thời này để đưa ra các quyết định quan trọng cho tổ chức.
Khi nào thì một tổ chức cần BI?
Rõ ràng là BI cung cấp lợi thế cạnh tranh cao. Tuy nhiên, những giải pháp này cần ngân sách đầu tư, từ chi phí mua, phát triển và triển khai phần mềm hệ thống đến việc đào tạo cho người sử dụng. Do đó, quy mô của một công ty có thể ảnh hưởng đến việc áp dụng BI.
Vì vậy, khi nào thì nên cân nhắc các giải pháp BI? Vì BI chủ yếu giải quyết các vấn đề liên quan đến khả năng hiển thị và tính hợp lệ của dữ liệu, nó cho phép các quản trị viên làm việc nhanh hơn và hiệu quả hơn. Do đó, khi mà dữ liệu sai lệch, không cập nhật theo xu thế dẫn đến hệ quả tiêu cưc cho doanh nghiệp, đó là lúc bạn nên cân nhắc BI.
Đọc thêm: Grab ứng dụng Business Intelligence trong “siêu bản địa hóa” ứng dụng đặt xe như thế nào?
Lợi ích của Business Intelligence
Về mặt dữ liệu
Khi các doanh nghiệp phát triển đến một mức độ nào đó, quyền tự quyết bắt đầu xuất hiện. Điều này có nghĩa là Tổng giám đốc không còn nắm giữ tất cả quyền ra quyết định nữa mà giao cho các cấp quản lý thấp hơn. Tuy nhiên, CEO vẫn phải ký các quyết định có tác động lớn.
Lúc này, dữ liệu sẽ được gửi từ tất cả các phòng ban trong công ty. Nếu không có một hệ thống quản lý thống nhất, việc trình bày và gửi dữ liệu sao cho chính xác sẽ trở thành một vấn đề lớn. Ngoài ra, có thể xảy ra tình trạng cá nhân trình bày sai, dẫn đến mất dữ liệu có giá trị và thiệt hại nghiêm trọng cho tổ chức.
Các giải pháp BI cung cấp một khung tự động chuyển thông tin trực tiếp từ nguồn ban đầu đến các bên liên quan, từ thấp đến cao. Từ đó, các nhà quản lý có thể yên tâm rằng các quyết định của họ sẽ dựa trên các chỉ số ban đầu được thu thập mà không bị điều chỉnh và thậm chí dữ liệu tổng hợp có thể được "truy xuất ngược" để xem dữ liệu từ nguồn gốc. Đây là chức năng hiển thị tự động phân tích dữ liệu của BI.
Đọc thêm: Bạn đã biết về Nguồn gốc và Định nghĩa của Business Intelligence?
Cách để BI thu thập và xử lý thông tin:
- Tự động gửi báo cáo, ưu tiên thông tin quan trọng, và tập trung vào dữ liệu tổ chức.
- Sử dụng dữ liệu thời gian thực nhận được trực tiếp từ hệ thống nguồn, giảm rủi ro và tăng độ chính xác.
- Cung cấp thông tin tập trung và dashboard dựa trên vai trò, cho phép các nhà ra quyết định biết các xu hướng quan trọng. Cụ thể, dashboard là một bộ dữ liệu được cá nhân hoá, có thể tùy chỉnh phù hợp với vai trò của người dùng.
Về mặt thời gian
Sự tăng trưởng của một tổ chức không chỉ làm tăng gánh nặng cho nhà quản lý mà còn làm tăng khoảng cách về thời gian giữa báo cáo ban đầu và báo cáo cuối cùng mà lãnh đạo doanh nghiệp nhận được, có thể dẫn đến kết quả tiêu cực trong kinh doanh.
Người quyết định có thể bỏ lỡ những cơ hội đầy hứa hẹn vì dữ liệu đã cũ và những thông tin tài chính sai lệch có thể dẫn đến sai sót trong kế hoạch tổ chức. Hơn nữa, quá trình "nhận phản hồi - thay đổi - phản ứng lại" phụ thuộc rất nhiều vào dữ liệu chính xác đúng thời điểm.
Sử dụng BI với nền tảng phần mềm sẽ đảm bảo rằng các chỉ số và thông tin quan trọng luôn được cập nhật. Dữ liệu có thể được lấy ra từ hệ thống kinh doanh hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng hoặc thậm chí hơn thế nữa, chỉ bị giới hạn bởi các tính năng của từng hệ thống và cơ sở hạ tầng có sẵn. Do đó, mô hình dự báo tùy thuộc vào dữ liệu của tổ chức có thể được đảm bảo chính xác.
Cùng tiếp tục tìm hiểu Phần 2 - Những điều CEO cần biết về Business Intelligence.
Bạn muốn ứng dụng BI cho tổ chức mình? Hãy gửi yêu cầu demo để nhận tư vấn chính xác và hiệu quả nhất cho tổ chức của bạn!