Omnichannel (bán lẻ đa kênh) là một khái niệm mới và đầy tham vọng, và dĩ nhiên cũng không dễ triển khai. Song cũng đã có rất nhiều nhà bán lẻ danh tiếng gặt hái được nhiều thành công nhờ ứng dụng những chiến lược omnichannel, và đem đến nhiều lợi ích cho cả nhà bán lẻ và khách hàng. Nhưng từ góc nhìn của người làm CNTT, đâu là nền tảng để hiện thực hóa chiến lược omnichannel?
Dữ liệu cục bộ - Rào cản đối với omnichannel
Các chuỗi bán lẻ có thể triển khai nhiều hệ thống quản lý khác nhau như POS, e-commerce, CRM, và marketing tự động từ nhiều nhà cung cấp khác nhau và tại những thời điểm khác nhau. Các hệ thống này không được xây dựng để tự giao tiếp với nhau. Và theo thời gian, chúng sẽ làm phân mảnh dữ liệu mà bạn cần để triển khai những chiến lược omnichannel.
Vấn đề này là rào cản lớn đối với những chuỗi bán lẻ truyền thống. Trong quá khứ, khi e-commerce trở thành xu hướng, tương tự như omnichannel ngày nay, những chuỗi bán lẻ này thường xây dựng kênh bán hàng trực tuyến của họ tách rời khỏi chuỗi cửa hàng, với những hệ thống, cách vận hành và quy trình hoàn toàn độc lập. Và đến khi omnichannel xuất hiện, nó được đòi hỏi phải kết hợp tất cả các kênh lại với nhau.
Nền tảng của omnichannel được xây dựng từ nguồn dữ liệu tập trung. Dữ liệu chính là yếu tố thúc đẩy cách thức vận hành và những quy trình của chuỗi bán lẻ, và dữ liệu này phải được tập hợp, chia sẻ và sử dụng xuyên suốt các kênh. Đối với omnichannel, dữ liệu từ giao dịch trực tuyến và tại cửa hàng nên được tổng hợp và xử lý như thể chúng chỉ là một nguồn dữ liệu thống nhất.
Dữ liệu trong hệ thống bán lẻ omnichannel được phân loại thành 2 hạng mục quan trọng:
- Dữ liệu khách hàng xuyên suốt hệ thống: Họ là ai? Họ mua những gì? Họ mua hàng ở đâu? Họ chi tiêu bao nhiêu?
- Dữ liệu tồn kho xuyên suốt hệ thống: Bạn đang lưu trữ mặt hàng nào trong kho và số lượng bao nhiêu? Hàng hóa được quản lý thế nào? Từng loại sản phẩm hiện tại được lưu trữ ở đâu – tại cửa hàng, trong kho hàng, hay đang vận chuyển?
Phần mềm quản lý bán lẻ đa nền tảng và đa kênh
Dữ liệu tập trung là chìa khóa thành công của omnichannel. Bạn khó có thể đem đến những trải nghiệm liền mạch cho khách hàng xuyên suốt những kênh và địa điểm khác nhau nếu nguồn dữ liệu của bạn bị tách rời và được lưu giữ ở những nơi khác nhau. Nếu phần mềm quản lý bán lẻ của bạn không cung cấp khả năng tích hợp những nguồn dữ liệu khác nhau, bạn sẽ gặp rắc rối khi quản lý từng kênh và địa điểm riêng biệt như thế. Ví dụ, bạn phải duy trì và quản lý 2 cơ sở dữ liệu để theo dõi tồn kho trực tuyến lẫn tồn kho ở chuỗi cửa hàng. Điều này sẽ tác động tiêu cực lên hiệu quả của bạn ở nhiều mặt.
- Chi phí tăng do tồn kho bị trùng lặp.
- Đánh mất cơ hội bán thêm (up-selling) do thiếu thông tin về lịch sử mua sắm của khách hàng.
- Mất doanh số do sản phẩm hết hàng.
- Giảm lợi nhuận do phải hạ giá không cần thiết.
Những chuỗi bán lẻ sẽ phải giải quyết những phần mềm không đồng bộ với nhau khi họ thêm vào nhiều công cụ omnichannel khác như POS di động. Tất cả những nguồn dữ liệu mới này phải được đưa vào hệ thống có sẵn thông qua các lớp API. Điều này sẽ khiến hệ thống CNTT của bạn phức tạp quá mức cần thiết.
Giải pháp cho những thách thức này là sử dụng một phần mềm quản lý bán lẻ có thể hoạt động trên nhiều kênh và nhiều nền tảng - như trang bán hàng trực tuyến, POS cố định, POS di động, và ứng dụng di động.
Một phần mềm quản lý bán lẻ đa nền tảng, như Retail Pro ®, giúp thống nhất tất cả các nguồn dữ liệu với nhau vào một hệ thống duy nhất, và giúp các chuỗi bán lẻ đơn giản hóa yêu cầu nguồn lực CNTT, cũng như tăng hiệu suất vận hành thông qua:
- Quản lý dữ liệu tập trung: tất cả dữ liệu của bạn đều được lưu trữ ở cùng một chỗ.
- Tầm nhìn sâu và rộng: bạn có được một bức tranh toàn diện về tình hình tồn kho cũng như khách hàng của bạn ở mọi lúc, mọi nơi.
- Phân tích và báo cáo: một nguồn thông tin đơn nhất sẽ nâng cao hiệu suất ứng dụng BI (Business Intelligence) của bạn.