Omnichannel (bán lẻ đa kênh) là xu hướng phát triển chủ đạo chính của ngành công nghiệp bán lẻ trong hiện tại và tương lai. Sau đây là cách thức mà omnichannel đã và đang đem lại lợi ích cho cả các chuỗi bán lẻ và người tiêu dùng.
Tăng doanh số & khách hàng trung thành
Theo một nghiên cứu của Accenture, 88% khách hàng ngày nay dùng ít nhất một kênh kỹ thuật số để tìm kiếm sản phẩm. Chính vì thế, sản phẩm của bạn lúc nào cũng phải có sẵn và dễ tiếp cận trên tất cả các kênh là điều rất cần thiết. Nhà bán lẻ sẽ nhận được cơ hội để tăng doanh số và khách hàng trung thành nếu họ có thể đảm bảo tầng suất xuất hiện của sản phẩm trên cả hai mảng truyền thống và kỹ thuật số.Quan trọng hơn hết, bán hàng cho khách hàng mua sắm qua omnichannel (bán lẻ đa kênh) thu được nhiều lợi nhuận hơn. Một nghiên cứu của Deloitte cho biết khách hàng mua sắm qua chuỗi cửa hàng bán lẻ chi trả nhiều hơn hẳn 93% so với khách hàng mua trực tuyến và 208% so với khách hàng mua tại cửa hàng cho mỗi lần giao dịch.
Sau khi ông lớn trong ngành bán lẻ Wal-Mart triển khai những dịch vụ mua trực tuyến nhận tại cửa hàng, nhằm tập trung chủ yếu vào những khách hàng mua sắm qua omnichannel, họ nhận ra rằng những khách hàng mua sắm trực tuyến và đến để nhận hàng, chi trả nhiều hơn 50% so với những khách hàng tương tự nhưng mua sắm tại cửa hàng.
“Đây là những khách hàng chúng tôi theo đuổi – những khách hàng tiếp cận Wal-Mart bằng nhiều phương thức.”
Doug MacMillon, CEO, Wal-Mart
Thấu hiểu khách hàng hơn
Những khách hàng hiện đại ngày nay tương tác với các thương hiệu thông qua nhiều cách thức khác nhau – như tương tác trực tiếp trên các trang e-commerve, các ứng dụng điện thoại, và những kênh xã hội như Facebook và Twitter. Chính vì thế, những nhà bán lẻ hiện tại phải theo dõi hành vi của khách hàng trên cả hai mảng kỹ thuật số và truyền thống, như đăng ký các bản tin, bài viết đánh giá, và những nút “Thích” hay “Chia sẻ” trên Facebook.
Vì khách hàng sẽ không mất nhiều công sức để sử dụng những kênh mua sắm, do đó các nhà bán lẻ cần có những chiến lược và công cụ phù hợp để quan sát hành vi của khách hàng trên tất cả các kênh để có thể thấu hiểu khách hàng hơn. Nhà bán lẻ cần biết thời gian, địa điểm và tầng suất xuất hiện của những hành vi này để tạo ra mối liên kết giữa hành vi khách hàng và điểm mấu chốt. Ví dụ, liệu những khách hàng thích trang Facebook của nhà bán lẻ sẽ chi trả nhiều hơn những người khách khác? Nếu đúng là như vậy, họ chi hết bao nhiêu? Chỉ khi sử dụng những chiến lược của omnichannel thì nhà bán lẻ mới trả lời được những câu hỏi đó.
Nâng cao dịch vụ khách hàng
Khi những liên kết bán hàng của bạn có đầy đủ thông tin liên quan đến khách hàng, thì bạn mới ở một vị thế tốt hơn để có thể tiếp cận cá nhân khách hàng. Bạn có thể, ví dụ, tạo ra nhiều lựa chọn bán hàng dành cho khách hàng mua sắm tại cửa hàng dựa vào lịch sử mua sắm trước đó của họ. Cách thức trên sẽ không thể thực hiện nếu không có một nguồn dữ liệu thống nhất từ nhiều kênh khác nhau, như từ các trang e-commerce và các cửa hàng, với khả năng có thể lấy thông tin tức thì từ các nguồn đó.
Viễn cảnh này sẽ có thêm nhiều hứa hẹn hơn nữa khi sử dụng thêm công nghệ di động. Thử tưởng tượng xem khi khách hàng bước vào một cửa hàng và được chào đón bởi những liên kết mua sắm kết nối được với máy tính bảng, điện thoại, những công cụ có thể giúp họ cập nhật thông tin ngay lập tức. Họ còn có thể sử dụng những tiện ích này như một mobile POS (điểm bán hàng di động) để giao dịch ngay tại chỗ. Nếu khách hàng tìm thấy sản phẩm họ cần nhưng màu yêu thích của họ đã hết hàng, thì những liên kết bán hàng còn có thể đặt hàng trực tuyến ngay trên máy tính bảng của họ và sản phẩm sẽ được vận chuyển đến tận nhà cho họ.