Xu hướng ứng dụng công nghệ sâu rộng vào hoạt động marketing đã cho phép những nhà bán lẻ trực tuyến hướng đến mục tiêu cá nhân hóa hoàn toàn. Chiến lược marketing mới mẻ này hứa hẹn sẽ đem đến những lợi ích chưa từng có, nhưng cũng đặt ra không ít thách thức. Vì vậy đây cũng là một khía cạnh quan trọng mà các nhà bán lẻ nên lưu tâm khi triển khai và sử dụng những phần mềm quản lý bán hàng chuyên nghiệp.
Tại sao cá nhân hóa ngày càng được ưa chuộng
Lợi ích dễ nhận thấy nhất của marketing cá nhân hóa là tăng hiệu quả đầu tư. Một nghiên cứu đã cho thấy những website bán lẻ sử dụng chiến lược cá nhân hóa có doanh số trung bình cao hơn 19% so với những website khác. Khác biệt này còn lớn hơn khi chỉ tính riêng kênh marketing qua email. Cũng theo nghiên cứu trên thì chiến lược cá nhân hóa giúp tăng doanh thu trung bình trung trên mỗi email 6 lần.
Một lợi ích quan trọng khác của cá nhân hóa là tăng cường khả năng thu hút khách hàng tiềm năng. Trong thời đại thống trị của mạng xã hội và những ứng dụng Internet khác, khách hàng thường xuyên chìm ngập trong rất nhiều loại thông tin khác nhau. Những thông tin mang tính cá nhân hóa sẽ giúp thông điệp marketing từ những cửa hàng, nhà bán lẻ dễ dàng nổi bật và thu hút sự chú ý hơn.
Demo: Phần mềm quản lý bán lẻ Retail Pro 9
Bên cạnh đó, cá nhân hóa giúp tăng mức độ hài lòng của khách hàng. Theo kết quả một cuộc khảo sát thì có đến 64% số khách hàng mong muốn nhận được những gợi ý mang tính cá nhân hóa khi mua sắm trực tuyến. Đặc biệt, có đến 69% số người được hỏi cho biết sẵn lòng cung cấp thông tin về sở thích cá nhân của mình để nhận được gợi ý về những sản phẩm phù hợp.
Nguồn: Google Image
Ứng dụng marketing cá nhân hóa trong bán lẻ
Nhìn chung, không khó để nhận ra lợi ích của cá nhân hóa trong ngành bán lẻ trực tuyến. Tuy nhiên để hiện thực hóa chiến lược này lại là một thách thức không hề nhỏ cho những nhà quản lý cửa hàng hay chuỗi bán lẻ. Chiến lược này đòi hỏi sự hỗ trợ của công nghệ, hay nói cách khác là những phần mềm quản lý bán hàng. Bên cạnh công nghệ, những nhà quản lý còn cần có những phương pháp phù hợp. Sau đây là một số gợi ý để thực hiện chiến lược marketing cá nhân hóa.
Hiểu rõ trải nghiệm khách hàng
Những người làm marketing nhất thiết phải hiểu rõ cách mà khách hàng tương tác với thương hiệu của mình. Những tương tác này có thể xảy ra trước, trong và sau quá trình mua hàng. Các hoạt động Share hay Like trên mạng xã hội cũng có thể được xem là một phần quan trọng của trải nghiệm khách hàng. Những phần mềm bán hàng đi kèm chức năng CRM (quản lý khách hàng) và các công cụ phân tích sẽ giúp nhà quản lý hiểu rõ khách hàng của mình hơn.
Phản hồi kịp thời, 24/24
Mối tương tác giữa khách hàng và nhà bán lẻ nên diễn ra theo 2 chiều. Những khách hàng thường xuyên có tương tác nhiều khả năng sẽ trở thành khách hàng trung thành. Vì vậy, những người làm marketing cần phản hồi sớm nhất có thể cho mọi email, tin nhắn, lời bình…của khách hàng. Những câu trả lời sớm, và mang tính cá nhân, luôn được khách hàng đánh giá rất cao. Những phần mềm bán hàng tích hợp các tính năng như quản lý mạng xã hội, thông báo theo thời gian thực, marketing tự động sẽ rất hữu ích trong trường hợp này.
Thống nhất giữa các kênh tiếp cận
Những nhà bán lẻ hiện nay tìm cách tiếp cận khách hàng thông qua nhiều kênh khác nhau, như qua trang web, thiết bị di động, offline...Song một điểm cần lưu ý là cần đảm bảo một trải nghiệm thống nhất, liền mạch cho khách hàng cho dù họ sử dụng kênh nào. Ví dụ như nội dung và chức năng của trang web và ứng dụng di động nên giống nhau. Hoặc khách hàng khi mua hàng online từ trang web nên được phép trả lại tại cửa hàng…
Marketing cá nhân hóa là tương lai của ngành bán lẻ, và nó cũng đem đến những thách thức hoàn toàn mới cho những nhà quản lý và người làm marketing. Những phần mềm quản lý bán hàng có thể giúp họ triển khai và thực hiện chiến lược này dễ dàng và hiệu quả hơn. Bạn có thể tìm hiểu thêm về cách thức chọn phần mềm quản lý bán lẻ phù hợp qua bài viết bên dưới.