Khách hàng chính là đối tượng quyết định sự thành công của doanh nghiệp. Vì tất cả các dịch vụ hay sản phẩm được tao ra đều để bán cho khách hàng. Nếu khách hàng nói không với dịch vụ hay sản phẩm của doanh nghiệp thì đó là khởi đầu của mọi sự sụp đổ.
Làm sao có thể xác định khách hàng của doanh nghiệp là ai? Và hơn thế nữa, hướng quản lý khách hàng của doanh nghiệp phải như thế nào mới hiệu quả?
Thông thường, có một số cách được sử dụng như dựa theo nhân khẩu học, tâm lý học, hành vi mua hàng hay khu vực địa lý. Nhờ dựa vào những cách này, doanh nghiệp có thể trả lời rất nhiều câu hỏi về khách hàng tiềm năng, khách hàng mục tiêu; ngoài ra, còn có thể tìm ra hướng gia tăng doanh số và vạch ra chiến lược bán hàng hay kế hoạch chăm sóc khách hàng để mở rộng lượng khách hàng trung thành. Vậy để trả lời cho 2 câu hỏi trên, doanh nghiệp cần quan tâm nhiều đến những thông tin của khách hàng mà họ đang quản lý, cũng như khả năng xử lý các thông tin đó đến mức độ nào.
Đọc thêm: Marketing cá nhân hóa – Một lợi ích của phần mềm bán hàng
Quản lý thông tin khách hàng
Đối với việc quản lý khách hàng, thì những phần mềm quản lý bán hàng, như Retail Pro, với các yếu tố linh động, dễ dàng, nhanh chóng và mạnh mẽ, có thể đảm bảo yêu cầu của doanh nghiệp từ thông thường đến chuyên sâu đóng một vai trò không thể thiếu.
Ở cấp độ thông thường, Retail Pro sẽ quản lý những thông tin cơ bản như họ tên, giới tính, tuổi tác, địa chỉ, điện thoại, sinh nhật và công việc.
Ở cấp độ cao cấp, Retail Pro sẽ quản lý những thông tin về mức độ khách hàng thân thiết, bảng giá áp dụng cho từng khách hàng và loại khách hàng, sở thích, thói quen, mức chiết khấu mặc định hoặc giới hạn, áp dụng cho từng hệ thống shop, địa chỉ nhà ở - địa chỉ giao hàng – địa chỉ cơ quan, tổng số lần ghé shop, tổng số lần có giao dịch, số tiền đã mua.
Và nếu bạn thực sự quan tâm đến khách hàng của mình, những tính năng đặc biệt dưới đây có thể sẽ hữu ích với bạn
- Tự động phân khúc khách hàng theo từng định nghĩa của bạn.
- Tự động phân khúc khách hàng theo mức độ trung thành và khả năng mua sắm
- Phân quyền bảo mật thông tin khách hàng đối với từng mức độ nhân viên.
- Chủ động tạo thêm những thông tin của khách hàng theo mục đích của bạn như thông tin thêm về tôn giáo, màu sắc, chất liệu và mẫu mã yêu thích, bạn bè, nơi thường du lịch. Những thông tin bạn có thể thêm vào lên đến con số 999.
- Chủ động xuất ra các báo cáo về khách hàng theo thứ tự định nghĩa của bạn.
- Và quan trọng nhất là khả năng áp dụng tất cả các chương trình khuyến mãi hay tri ân khách hàng mà bạn có thể nghĩ ra.
Hãy thử tưởng tượng, khi đối thủ chỉ mới dừng ở việc biết được những thông tin cơ bản của khách hàng thì bạn đã nhanh hơn nhiều bước khi biết được cả những thói quen, sở thích của khách hàng và đưa ra những chiến lược kinh doanh cũng như hàng loạt các kế hoạch chăm sóc khách hàng để biến khách hàng thông thường thành khách hàng thân thiết.
Đọc thêm: 3 quy tắc cơ bản của chương trình khách hàng thân thiết
Khi lượng khách hàng thân thiết tăng lên thì không một lí do gì có thể cản trở sự tăng trưởng doanh số của bạn. Và đây là lúc bạn cần trả lời cho câu hỏi “Sản phẩm nào của tôi bán chạy nhất” để tối đa hóa lợi nhuận của mình và tiết giảm những chi phí không cần thiết? Hãy cùng tìm hiểu cách giải quyết của Retail Pro vào bài viết kỳ sau nhé.
Bạn cũng có thể yêu cầu ngay một buổi demo giải pháp quản lý bán lẻ Retail Pro bằng cách bấm vào link bên dưới.