<img src="https://certify.alexametrics.com/atrk.gif?account=53pUm1a4KM+2vg" style="display:none" height="1" width="1" alt="">

Nhìn lại giá trị thực tiễn của các báo cáo tài chính thường niên tại Việt Nam

Đăng bởi An Le vào

Một thực trạng đáng buồn là việc sử dụng Báo cáo tài chính thường niên” vẫn đang còn mờ mịt tại Việt Nam. Theo thông tin từ Bộ Tài chính, cho đến nay đã có 1.690 công ty cổ phần tại Việt Nam, 704 trong số đó được liệt kê trên 2 thị trường chứng khoán Việt Nam. Tuy nhiên, trong năm 2011, chỉ có duy nhất 21 trong số 695 công ty này niêm yết đầy đủ và đáp ứng các quy định bắt buộc về công bố thông tin trên thị trường chứng khoán.  

Nhìn_lại_giá_trị_thực_tiễn_của_các_báo_cáo_tài_chính_thường_niên_tại_Việt_Nam

Tại sao phải báo cáo thường niên?

Chuẩn bị một bản báo cáo tài chính thường niên chính xác và minh bạch không chỉ có ý nghĩa trong việc tạo dựng danh tiếng của công ty, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện kinh doanh và hoạt động quản lý doanh nghiệp. Một khi công ty đã được niêm yết, việc cung cấp đầy đủ thông tin cho các nhà đầu tư một cách chuyên nghiệp là cực kì cần thiết. Bản báo cáo kiểu mẫu (mẫu 10-K ở Mỹ), bao gồm chi tiết về lịch sử công ty; tuyên bố của ngài Chủ tịch; báo cáo của Ban quản lý; đánh giá tài chính; chú thích báo cáo tài chính; báo cáo kiểm toán; báo cáo về các bên liên quan; báo cáo tổ chức và nguồn nhân lực; thông tin về cổ đông/người sáng lập/hội đồng quản trị. 

Thực trạng khắc nghiệt

Một bài báo cáo của ACCA năm 2012 đã nêu ra những sự chỉ trích từ người dùng tại Anh, Mỹ và Canada. Cụ thể hơn, hầu hết những người tham gia khảo sát cho rằng bản báo cáo tài chính hàng năm là quá dài, thiên về phân tích quá khứ, quá phức tạp (về tiêu chuẩn báo cáo và các yêu cầu pháp lý) và quá chung chung.

Tuy nhiên, ở Việt Nam, thực trạng này lại khá khác biệt. Mặc dù không có nghiên cứu chính thức nào được thông qua, tuy nhiên tính minh bạch vẫn thường được coi là vấn đề quan trọng nhất trong các báo cáo hàng năm. Có không ít sự nghi ngờ về giá trị của tài liệu này đối với các nhà đầu tư, hoặc người đọc. Tại Việt Nam, thị trường tài chính thường trao đổi thông tin qua các tin truyền miệng hoặc tin đồn hơn là báo cáo từ các công ty. Hiện trạng này đã tạo ra mảnh đất màu mỡ cho một số tổ chức tiếp tục thống trị thị trường do sự thiếu minh bạch, đơn cử như bằng cách thuê các kiểm toán viên nghiệp dư đóng dấu xác thực, hoặc hối lộ công ty tư vấn để làm gia tăng sự hài lòng từ khách hàng.

Một vấn đề đáng quan tâm khác là có rất nhiều công ty vẫn đang còn mơ hồ trong việc chuẩn bị bản báo cáo tài chính thường niên. Dữ liệu trong các bản báo cáo này vẫn cònrất nghèo nàn, thiếu hoặc không đầy đủ các thông tin như quản lý rủi ro, đề nghị hợp tác hay quan hệ với các nhà đầu tư.

Dấu hiệu tích cực

Mặc dù báo cáo thường niên vẫn chưa được hiểu và sử dụng một cách đúng đắn, những thay đổi đã và đang diễn ra tại Việt Nam. Một ví dụ điển hình là Giải thưởng báo cáo thường niên tốt nhất năm, được trao cho các doanh nghiệp có bản báo cáo chất lượng cao nhất (chủ yếu nhờ sự minh bạch) trong vòng 5 năm qua. Cuộc thi hiện tại vẫn đang diễn ra cho các công ty đã niêm yết, được hy vọng sẽ phát triển đến quy mô toàn quốc vào năm 2015.

Hãy tiếp tục theo dõi các bài blog tiếp theo của chúng tôi để tìm hiểu thêm về những phân tích đánh giá tài chính tại Việt Nam!

Bạn thích bài viết này?  Đăng ký vào blog của chúng tôi để nhận bài viết hàng tuần

Chủ đề: Quản lý tài chính

Sự kiện sắp tới:

Sự kiện:

Các bài viết mới nhất

Bài viết xem nhiều nhất

Our Editorial Mission

rick yvanovich resized 174

 Rick Yvanovich
 /Founder & CEO/

With TRG International Blogs, it is our mission to be your preferred partner providing solutions that work and we will make sure to guide your business to greatness every day.

Đăng ký nhận bài viết từ TRG

Follow Us