Để nâng cao chất lượng tuyển dụng, chỉ thu hút sự quan tâm của ứng viên vẫn chưa đủ, bạn cần có công cụ thích hợp, một nền tảng để tiếp tục duy trì và phát triển mối quan hệ với các ứng viên trước, trong và sau quá trình tuyển dụng. Tất cả vấn đề trên có thể được giải quyết bằng CRM, một khái niệm khá quen thuộc trong kinh doanh. Bạn hoàn toàn có thể áp dụng khái niệm CRM vào chiến lược tuyển dụng nhằm mục đích nuôi dưỡng, duy trì và quản lý sợi dây liên kết giữa ứng viên và doanh nghiệp. Khái niệm này được các chuyên viên tuyển dụng biết đến với tên gọi Candidate Relationship Management (CRM).
Các nhà quản lý tuyển dụng thường xuyên phải giải quyết một khối lượng lớn hồ sơ ứng tuyển, vì thế họ sẽ không thể nào nhớ hết tất cả các ứng viên mà họ đã từng phỏng vấn trước đó.
Đọc thêm: Khoảng cách thế hệ trong công việc: Thách thức cho người quản lý
Quản lý quan hệ ứng viên là một phương pháp mà các chuyên gia nhân sự thường sử dụng để kết nối với và cải thiện trải nghiệm ứng viên. Nói cách khác, đây là một phương pháp duy trì, nhắc nhở và củng cố mối quan hệ với các ứng viên hiện tại và các ứng viên tiềm năng trong tương lại.
CRM là một giải pháp hiệu quả để các ứng viên biết rằng doanh nghiệp bạn đánh giá cao những nỗ lực và thời gian họ đã bỏ ra để ứng tuyển. Duy trì mối quan hệ ổn định và thường xuyên “thăm hỏi”, về lâu dài sẽ gia tăng khả năng các ứng cử viên xin ứng tuyển lại khi có cơ hội, giới thiệu doanh nghiệp bạn với bạn bè, hoặc nhắc đến công ty qua các trang mạng xã hội của họ.
Tuy nhiên, có tới một phần ba công ty thất bại trong việc triển khai một hệ thống CRM hoàn chỉnh hoặc cảm thấy không hài lòng với kết quả mà hệ thống hiện tại của họ đem lại.
Đọc thêm: Các phương pháp tốt nhất để cải thiện trải nghiệm ứng viên khi tuyển dụng
Có 4 yếu tố cốt lõi tạo nên một hệ thống quản lý ứng viên hiệu quả:
CRM đóng vai trò quan trọng trong tuyển dụng nhân tài nói riêng và có nhiều tác động tích cực đến tổ chức nói chung.
Theo báo cáo của Aberdeen Group, quản lý thông tin là một phần quan trọng của quản lý quan hệ ứng viên. Nếu tổ chức không nắm vững những thông tin cơ bản về ứng viên và cả những thành viên mới thì chắc chắn việc quản lý nhân tài sẽ đặc biệt khó khăn. Đó là lý do tại sao doanh nghiệp nên cân nhắc triển khai thêm hệ thống quản lý quan hệ ứng viên cùng với một phần mềm tuyển dụng nhằm gia tăng hiệu quả cho chiến lược quản lý nhân tài.
Thế nào là phễu ứng viên? Là nơi tập trung những ứng viên có năng lực, những người hứng thú và đủ điều kiện đáp ứng cho một vị trí cụ thể.
Để đảm bảo phễu ứng viên của bạn hoạt động suôn sẻ cần một phương thức/ kênh giao tiếp hiệu quả và thường xuyên. Khi nguồn ứng viên của bạn ngày càng phong phú, doanh nghiệp càng phải cá nhân hóa chiến lược giao tiếp để thúc đẩy ứng viên quyết định, giữ liên lạc ngay cả khi họ đang trong quá trình phỏng vấn hoặc thậm chí khi họ nhận được lời đề nghị của bạn.
Vì vậy, quản lý quan hệ ứng viên là một công cụ tuyệt vời, giúp tổ chức của bạn tự động kết nối với các ứng viên và thúc đẩy họ tiếp tục đi tiếp. Hơn nữa, nó cho phép bạn đo lường và sắp xếp các ứng cử viên dựa trên mức độ quan tâm, kỹ năng, kinh nghiệm và học thức.
Đọc thêm: Những yếu tố không nên bỏ qua khi cải thiện trải nghiệm ứng viên
Theo thống kê của Linkedln, có khoảng 59% công ty đã bắt đầu tập trung nhiều hơn vào thương hiệu doanh nghiệp và coi đó như một công cụ quan trọng để tìm kiếm các nhân viên tài năng bậc nhất.
Có thể thương hiệu của bạn sẽ ít được biết đến so với các đối thủ cạnh tranh nhưng không có nghĩa là hình ảnh của công ty bạn không đáng giá bằng họ. Cụ thể là doanh nghiệp bạn có thể xây dựng hình ảnh “một nơi làm việc đáng mơ ước” trong mắt của các ứng viên tiềm năng.
Cũng chính vì lý do đó, mục tiêu của CRM là xây dựng hình ảnh của công ty hướng theo các chuẩn mực sau: minh bạch và chân thành, lắng nghe và thấu hiểu, phản hồi liên tục và luôn giữ liên lạc.
Đọc thêm: Thấu hiểu tầm quan trọng của văn hóa doanh nghiệp trong tuyển dụng
Có hai kiểu ứng viên mà nhà tuyển dụng nên tập trung vào: ứng viên tích cực và ứng viên thụ động. Những ứng viên tích cực sẽ chủ động tìm kiếm công việc khi có nhu cầu, trong khi những ứng viên thụ động thì hoàn toàn ngược lại, họ thường có xu hướng chờ cho người tuyển dụng tiếp cận họ trước.
Theo một báo cáo của LinkedIn năm 2016, "68% nhân viên làm việc trên thế giới là thuộc dạng ứng viên thụ động trong khi ứng viên tích cực chỉ chiếm khoảng 32%."
Đọc thêm: 6 phân khúc người tìm việc & cách tiếp cận thích hợp
Tuy nhiên, đừng vì lý do đó mà bạn bỏ qua ứng viên thụ động vì có thể họ là chìa khóa dẫn đến thành công cho doanh nghiệp. Các ứng viên thụ động có nhiều lựa chọn hơn khi chọn công ty để nộp đơn, đồng thời họ luôn cập nhật những xu hướng và tin tức xảy ra trong ngành.
Nhờ có CRM, khi tuyển dụng các ứng viên thụ động cũng sẽ dễ dàng hơn vì hệ thống sắp xếp thông tin của ứng viên, trữ chúng trong kho dữ liệu và cung cấp chiến thuật giao tiếp phù hợp nhất với từng cá nhân thụ thu hút sự chú ý của họ.
Đọc thêm: Vì sao doanh nghiệp nên chú trọng hơn vào việc Quản lý Tài năng?