Cuộc cạnh tranh để thu hút, chiêu mộ và giữ chân nhân tài giữa các doanh nghiệp, bất kể quy mô, đang trở nên khốc liệt hơn bao giờ hết. Trong kỷ nguyên số hiện nay, hành trình tìm việc làm của ứng viên đang chuyển dần từ báo chí, chuyên mục tuyển dụng sang trực tuyến trên Internet.
Ngày nay, các ứng viên có nhiều lựa chọn hơn khi tìm kiếm công việc lý tưởng cho mình. Chỉ với vài cú click chuột, họ có thể dễ dàng tìm kiếm thông tin về vị trí, công ty tuyển dụng, văn hóa công ty, môi trường làm việc, v.v. Vì vậy, để thu hút nhân tài với chất lượng cao, doanh nghiệp cần cải thiện trải nghiệm tìm việc của ứng viên trở nên tích cực nhất.
Đọc thêm: 5 bài học quản trị nhân sự từ thành công của U23 Việt Nam
Hãy xem qua hành trình tìm việc của một ứng viên thời hiện đại
Như đã đề cập trong bài blog trước, một ứng viên có trải nghiệm tìm việc tích cực có thể giúp lan truyền thương hiệu của doanh nghiệp với các mối quan hệ trực tiếp của họ hoặc ứng tuyển lại trong tương lai. Mặt khác, một trải nghiệm tiêu cực sẽ dẫn đến nhận định rằng công ty bạn có thể cũng đối xử không tốt với các nhân viên còn lại. Những ấn tượng tiêu cực như vậy có thể dẫn đến hậu quả tồi tệ như tẩy chay thương hiệu bởi các ứng viên.
Thế hệ Millennials và thậm chí là thế hệ Z - những cá nhân sẽ sớm làm chủ lực lượng lao động, có xu hướng thực hiện nghiên cứu sâu thông qua internet trước khi đưa ra quyết định. Vì thế hành trình tìm việc của họ có thể khá phức tạp.
Đọc thêm: Bộ ba chiến thuật tuyển dụng Millennials- Phần 1
Hãy tưởng tượng toàn bộ hành trình tìm việc của ứng viên là một hình phễu với ba giai đoạn riêng biệt:
- Thu hút – thuộc phần đầu phễu và chiếm phần lớn nhất trong toàn bộ hành trình. Giai đoạn này bị ảnh hưởng nhiều bởi các mạng xã hội, các trang web đánh giá và công cụ tìm kiếm khác nhau. Để thu hút đúng mẫu nhân tài, các công ty cần có sẵn chiến lược xây dựng thương hiệu nhà tuyển dụng rõ ràng với đầy đủ nội dung về các hoạt động, văn hóa trong công ty, v.v để chiếm sự chú ý của người tìm việc.
- Nuôi dưỡng - khi ứng viên đến giai đoạn giữa này, có thể họ đã hình thành một vài quan điểm riêng hoặc đã chú ý đến thương hiệu của bạn; tuy nhiên có thể họ vẫn chưa ứng tuyển. Đó là lý do vì sao bạn cần tiếp tục nuôi dưỡng mối quan hệ với họ, đều đặn cập nhật tin tức và thông tin về các hoạt động mới nhất, bản tin nghề nghiệp, kết nối nhân tài, thông báo việc làm, v.v.
- Chuyển đổi - xin chúc mừng! Đây là lúc bạn gặt hái thành công khi ứng viên thực sự ứng tuyển cho công việc. Họ có thể nộp hồ sơ qua bất kỳ kênh đăng tuyển nào của doanh nghiệp (trang web tìm kiếm việc làm, công cụ tìm kiếm, trang web của công ty, v.v.).
Nguồn: www.jibe.com
Các doanh nghiệp nên tùy chỉnh những thông điệp họ đang cố gắng truyền tải theo từng giai đoạn trong hành trình tìm việc của ứng viên. Các thông điệp này nên cung cấp đầy đủ thông tin và cung cấp giá trị cho các ứng viên, những điều họ mong muốn nhận được.
Đọc thêm: 3 năng lực lãnh đạo và quản lý thiết yếu trong kỷ nguyên số
Thu hút tài năng chất lượng cao hơn bằng cách ‘cá nhân hóa’ trải nghiệm ứng viên
Thông điệp mà doanh nghiệp đang truyền tải trên các kênh tuyển dụng nên gây chú ý với ứng viên. Hãy đặt mình vào vị trí ứng viên và cân nhắc những câu hỏi chính bản thân bạn, một ứng viên, sẽ thắc mắc khi ứng tuyển cho một vị trí bất kì:
- Tại sao tôi nên làm việc cho công ty này?
- Văn hóa công sở của họ là gì?
- Điều gì làm cho công ty này trở nên độc đáo và khác biệt với những gì tôi đang làm?
- Doanh nghiệp nhận định sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống như thế nào?
- Những cá nhân nào đang làm việc cho công ty này?
Đọc thêm: Đọc vị tính cách thật của ứng viên bằng quy tắc “người phục vụ”
Hơn nữa, doanh nghiệp nên sử dụng các công nghệ sẵn có để giao tiếp với ứng viên càng thường xuyên càng tốt. Ví dụ như, gửi một email trả lời tự động - đơn giản để thông báo cho ứng viên rằng hồ sơ của họ đã đến tay nhân viên tuyển dụng. Giữ liên lạc với các ứng viên, đặc biệt là những ứng viên đã tham gia phỏng vấn, đây là yếu tố rất quan trọng trong việc tạo trải nghiệm ứng viên tích cực.
Việc các ứng viên có vượt qua quy trình tuyển dụng của bạn hay không không quan trọng, tuyển dụng đồng nghĩa với việc “tiếp thị” công việc và công ty. Nếu thiếu sự giao tiếp với ứng viên trước và sau khi ứng tuyển, bạn sẽ mất đi lợi thế lớn. Hãy nhớ rằng mục tiêu của bạn là tạo ra ấn tượng tốt - một trải nghiệm ứng viên trong tuyển dụng tích cực.
Triển khai giải pháp Job Fit trong quá trình tuyển dụng của bạn để có được thông tin phân tích sâu về một cá nhân. Bài kiểm tra trực tuyến đơn giản này dựa trên đánh giá tâm lý học - không chỉ dễ sử dụng mà còn rẩt hữu ích cho doanh nghiệp. Hãy trao đổi với các chuyên gia của chúng tôi về giải pháp này ngay hôm nay!