Đã qua rồi khoảng thời gian khi ứng viên tìm thông tin việc làm qua mục tuyển dụng trên báo và ứng tuyển bằng cách soạn thảo hồ sơ cá nhân và tự viết đơn xin việc. Sau đó, họ gửi bộ hồ sơ qua bưu điện và kiên nhẫn chờ đợi hồi đáp từ phía công ty.
Từ khi Internet xuất hiện, mọi thứ đều thay đổi. Cả ứng viên và nhà tuyển dụng đều đang sống trong thời đại mà mọi thứ đều xoay quanh dữ liệu, và một lượng dữ liệu lớn có thể tạo ra cả lợi ích lẫn hạn chế cho doanh nghiệp.
Ứng viên tìm việc ngày nay không còn nộp hồ sơ một cách mù quáng cho mọi công việc được đăng tải nữa. Khi mạng xã hội và các trang web đánh giá doanh nghiệp ngày càng phổ biến, mọi thứ về nhà tuyển dụng (thương hiệu, đội ngũ nhân sự, văn hóa công ty, đặc điểm của ban lãnh đạo, v.v) đều được thể hiện rõ ràng tương tự như thông tin sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty.
Đọc thêm: Đọc vị tính cách thật của ứng viên bằng quy tắc “người phục vụ”
Kết quả là, nhiều tổ chức hiện nay nhận diện thương hiệu của họ như là một "sản phẩm" và quảng cáo bản thân một cách hoành tráng để thu hút nhân tài. Văn hóa công ty đóng vai trò quan trọng trong kế hoạch “xây dựng thương hiệu doanh nghiệp”.
Tuy nhiên, các doanh nghiệp không nên bỏ qua một yếu tố quan trọng không kém khác, đó là trải nghiệm ứng viên trong tuyển dụng – điều nên được ưu tiên hàng đầu trong quá trình thu hút nhân tài. Đáng tiếc là trải nghiệm khi tìm việc của ứng viên thường bị các doanh nghiệp bỏ qua, không chú tâm đến.
Đọc thêm: Thấu hiểu tầm quan trọng của văn hóa doanh nghiệp trong tuyển dụng
Trải nghiệm ứng viên là gì?
Nói một cách ngắn gọn thì trải nghiệm tìm việc của ứng viên là cách người tìm việc/ ứng viên xin việc/ nhân viên tiềm năng nhìn nhận bạn - nhà tuyển dụng/ doanh nghiệp, trong xuyên suốt toàn bộ quá trình tuyển dụng. Điều này có nghĩa là ứng cử viên sẽ có những cảm nhận nhất định về doanh nghiệp trong quá trình tìm kiếm công việc, tại cuộc phỏng vấn thực tế, hoặc thậm chí sau khi họ được nhận thử việc.
Đọc thêm: 5 lí do các doanh nghiệp nên tuyển dụng sinh viên mới tốt nghiệp
Một ứng viên có trải nghiệm tích cực có khả năng cao sẽ tiếp tục quy trình tuyển dụng, trở nên trung thành với thương hiệu doanh nghiệp, có khả năng giới thiệu công ty với các mối quan hệ trực tiếp của họ.
Mặt khác, trải nghiệm ứng viên kém sẽ khiến họ cảm thấy thất vọng và thậm chí có thể dẫn đến tâm lý tẩy chay thương hiệu. Họ cũng sẽ đưa ra nhận xét tiêu cực về công ty của bạn với gần như mọi mối quan hệ của họ.
Với các nền tảng tìm kiếm công việc và truyền thông xã hội ngày càng phổ biến, ví dụ như Glassdoor, những đánh giá tích cực/ tiêu cực này được đăng công khai và nếu bạn nhận được nhiều “lời phê bình” thì doanh nghiệp có thể mất nhiều thời gian để khôi phục.
Đọc thêm: Công cụ phỏng vấn phản ánh tính không minh bạch trong tuyển dụng
Có rất nhiều phương pháp để cải thiện trải nghiệm ứng viên trong tuyển dụng, tuy nhiên, vấn đề thường nằm ở mục tiêu của công ty, những giá trị doanh nghiệp đang tìm kiếm từ một nhân viên, những yếu tố cần có của một nhân viên lý tưởng. Vì vậy, điều quan trọng đối với một nhân viên tuyển dụng, một người quản lý nhân sự, hoặc chủ doanh nghiệp, đó là thiết lập một ‘hình mẫu ứng viên' lý tưởng.
Tìm hiểu ứng viên của bạn với ‘hình mẫu ứng viên’
Giống như ‘hình mẫu người tiêu dùng’ (consumer persona) mà chúng ta thường thấy trong quá trình tiếp thị hoặc bán hàng, ‘hình mẫu ứng viên’ nghĩa là xác định các đặc điểm của ứng viên lý tưởng cho một vị trí cụ thể. Quá trình xác định sẽ bao gồm các khía cạnh khác nhau như các kỹ năng và yêu cầu cần có, các đặc điểm phù hợp với vị trí công việc, cách họ tìm việc làm, lý do họ vẫn chưa nộp đơn, v.v.
Đọc thêm: Những tiêu chí phải có làm nên nhà tuyển dụng lý tưởng
Doanh nghiệp có thể thiết lập nhiều hình mẫu ứng viên lý tưởng cho các vai trò khác nhau trong công ty. Thông tin giá trị này nên được chia sẻ giữa các nhóm tuyển dụng và có thể được dùng để phát triển kế hoạch và thông điệp thu hút nhân tài tốt hơn.
Tạo hình mẫu ứng viên trong tuyển dụng là một quá trình nghiên cứu nhân viên lý tưởng của bạn, tìm hiểu nền tảng, mục tiêu, điểm mạnh, điểm yếu, phong cách giao tiếp và căn chỉnh chúng với mục tiêu chung của doanh nghiệp. Điều này có thể được thực hiện qua các cuộc khảo sát hoặc phỏng vấn với những ứng viên trong hiện tại, trong quá khứ và cả các ứng viên không đạt.
Nếu bạn đã có khái niệm về trải nghiệm ứng viên trong tuyển dụng, và những trải nghiệm tiêu cực ảnh hưởng đến thương hiệu doanh nghiệp như thế nào, các yếu tố cần thiết để tạo ra một hình mẫu ứng viên lý tưởng. Vậy thì doanh nghiệp nên cải thiện trải nghiệm ứng viên như thế nào để thu hút các tài năng có chất lượng cao hơn? Đăng ký TRG Blog và đón đọc phần thứ hai của bài viết để hiểu rõ hơn.
Việc triển khai giải pháp Job Fit vào quy trình tuyển dụng cho phép doanh nghiệp thu được nhiều insight về một cá nhân. Bài kiểm tra trực tuyến đơn giản này dựa trên đánh giá tâm lý học, không chỉ dễ sử dụng mà còn rất hữu ích. Hãy trao đổi với chuyên gia của chúng tôi về giải pháp này ngay bây giờ!