<img src="https://certify.alexametrics.com/atrk.gif?account=53pUm1a4KM+2vg" style="display:none" height="1" width="1" alt="">

Phương pháp tốt nhất để cải thiện trải nghiệm ứng viên khi tuyển dụng

Đăng bởi Yen Phuong Nguyen vào

Quy trình tuyển dụng không còn là hành trình một chiều với chỉ riêng các ứng viên tìm việc; các doanh nghiệp đang đầu tư một lượng vốn đáng kể với hy vọng tuyển dụng những cá nhân hòa nhập hoàn hảo vào môi trường doanh nghiệp. Trong quá trình tuyển dụng, trải nghiệm ứng viên là yếu tố phản ánh trực tiếp thương hiệu và văn hóa của cả doanh nghiệp. Nó tiết lộ rất nhiều về cách một công ty nuôi dưỡng đội ngũ nhân tài của họ, tạo ra sự khác biệt giữa doanh nghiệp với các đối thủ cạnh tranh khác khi sự kỳ vọng của ứng viên thay đổi.

Đọc thêm: Những điều nhà tuyển dụng cần biết về trải nghiệm ứng viên

Cải thiện trải nghiệm ứng viên khi tuyển dụng giúp tăng giá trị cho doanh nghiệp một cách đáng kể. Đối với doanh nghiệp, quy trình tuyển dụng là ấn tượng đầu tiên của các nhân viên tương lai với công ty. Cũng giống như các ứng viên cố gắng gây ấn tượng với bạn trong một cuộc phỏng vấn, quy trình tuyển dụng và các bài đánh giá của bạn cũng nên để lại ấn tượng mạnh mẽ với các ứng viên.

Ngoài ra, trải nghiệm ứng viên hoàn hảo cũng là một chiến thuật tiếp thị hiệu quả cho các doanh nghiệp; ngược lại, trải nghiệm tiêu cực sẽ để lại ấn tượng xấu với những người quan tâm đến doanh nghiệp cũng như thương hiệu của công ty bạn.

cải thiện trải nghiệm ứng viên khi tuyển dụng

Để các ứng viên có trải nghiệm tìm việc tốt nhất

Đặt bản thân vào vị trí của ứng viên

Quy trình tuyển dụng của bạn nên lấy ứng viên làm trung tâm: Hãy chắc chắn rằng họ hiểu rõ toàn bộ quy trình của bạn, hãy thẳng thắn và minh bạch; quan trọng hơn hết vẫn là để các ứng viên biết rằng ý kiến của họ luôn luôn được lắng nghe.

Hồ sơ trực tuyến của nhà tuyển dụng nên có những thông tin chi tiết về các yêu cầu tuyển dụng và cơ cấu kinh doanh. Từ góc nhìn của ứng viên, nếu họ không có bức tranh toàn cảnh, rất khỏ để ứng viên hiểu rõ tính chất công việc, cấu trúc công ty hay mức độ phù hợp của họ với văn hóa doanh nghiệp. Một khi hai bên hoàn toàn hiểu nhau, trải nghiệm khi ứng tuyển của ứng viên sẽ trở nên tích cực và dễ chịu, đồng thời giúp thu hút các nhân viên có tiềm năng và gắn bó với doanh nghiệp.

Đọc thêm: Những tiêu chí phải có làm nên nhà tuyển dụng lý tưởng

Giao tiếp với các ứng viên

71% các ứng viên cho biết họ sẽ chia sẻ trải nghiệm sau tuyển dụng của mình một cách công khai, bất kể tốt hay xấu. Ngày nay, đa số các quy trình tuyển dụng và ứng tuyển đều được thực hiện trực tuyến, vì vậy, không có lý do gì để doanh nghiệp không phản hồi nếu ứng viên không được tuyển dụng, hoặc ít nhất là cảm ơn họ vì đã ứng tuyển.

Phản hồi phù hợp chứng tỏ rằng doanh nghiệp đánh giá cao nỗ lực của ứng viên khi ứng tuyển và mong muốn làm việc cho bạn. Đối với cả các ứng viên không được tuyển dụng, doanh nghiệp nên đưa ra gợi ý về những yếu tố có thể được cải thiện, đồng thời có các nhận xét mang tính tích cực – giúp cải thiện trải nghiệm ứng viên một cách đáng kể.

Đọc thêm: Những yếu tố không nên bỏ qua khi cải thiện trải nghiệm ứng viên

cải thiện trải nghiệm ứng viên khi tuyển dụng

Sử dụng các bài đánh giá trước tuyển dụng để cung cấp phản hồi cho ứng viên

Mặc dù mục đích chính của các bài đánh giá trước khi tuyển dụng là để dự đoán hiệu suất của ứng viên khi làm việc, doanh nghiệp cũng có thể cải thiện trải nghiệm ứng viên bằng cách cung cấp phản hồi về hoạch định nghề nghiệp của họ. Điều này giúp các ứng viên hiểu được điểm mạnh và điểm yếu của họ và hướng dẫn họ tận dụng năng lực của mình để thành công.

Một bài phản hồi chi tiết, kỹ lưỡng cho thấy tính chuyên nghiệp và nhận thức của bạn về trải nghiệm của ứng viên khi ứng tuyển. Đối xử với ứng viên đúng cách rất quan trọng bởi vì ngay cả khi họ không được tuyển, họ vẫn có thể trở thành khách hàng của bạn trong tương lai. Việc cung cấp phản hồi không chỉ cải thiện trải nghiệm tìm việc của ứng viên, mà còn giúp tăng sự gắn bó của họ với doanh nghiệp.

Thu thập phản hồi từ chính các ứng viên

Xây dựng quy trình tuyển dụng hiệu quả là một nhiệm vụ đầy thách thức, đồng thời quy trình này cũng nên được cải thiện liên tục. Sau khi tuyển dụng, hãy thu thập các phản hồi từ chính ứng viên - bao gồm những người được tuyển và những ứng viên bị từ chối. Các phản hồi cung cấp thông tin đầy đủ để cải thiện trải nghiệm ứng viên trong tuyển dụng và phản ánh trực tiếp chất lượng và văn hóa của công ty.

Đọc thêm: Vì sao doanh nghiệp nên chú trọng hơn vào việc Quản lý Tài năng?

Cùng với sự phát triển liên tục của ngành Nhân sự, trải nghiệm tìm việc của ứng viên là ưu tiên hàng đầu đối với các lãnh đạo trong ngành. Trải nghiệm ứng viên tích cực có thể góp phần củng cố thương hiệu tốt hơn, các ứng viên hài lòng hơn, giảm tỷ lệ nghỉ việc, thời gian để thu hút và tuyển dụng nhanh hơn và cuối cùng là giúp nhân viên gắn bó hơn với doanh nghiệp.

Bằng cách xác định rõ một trải nghiệm ứng viên tích cực mang đến những giá trị như thế nào cho doanh nghiệp, việc đầu tư cho một quy trình tuyển dụng hợp lý là rất quan trọng trong việc làm cho thương hiệu doanh nghiệp của bạn nổi bật hơn so với những doanh nghiệp còn lại.

Truy cập trang TRG Talent để tìm hiểu thêm những giải pháp giúp nâng cao quá trình tuyển dụng của doanh nghiệp hoặc yêu cầu một buổi demo Giải pháp Phù hợp Công việc ngay hôm nay! 

Đăng ký dùng thử giải pháp Job-fit

Chủ đề: Quản lý nhân tài

Sự kiện sắp tới:

Sự kiện:

Các bài viết mới nhất

Bài viết xem nhiều nhất

Mục tiêu & Sứ mệnh

rick yvanovich resized 174

 Rick Yvanovich
//Người sáng lập & Giám Đốc Điều Hành//

Với trang blog của TRG International, sứ mệnh của chúng tôi là trở thành người bạn đồng hành đáng tin cậy và là người có thể cung cấp các giải pháp hoạt động tối ưu cho doanh nghiệp bạn. Chúng tôi sẽ đảm bảo rằng chúng tôi giúp doanh nghiệp của bạn càng ngày càng phát triển lớn mạnh hơn.

Đăng ký nhận bài viết từ TRG

Kết nối với chúng tôi