“Nhân viên phải có sự gắn kết”, “Gắn kết nhân viên là điều quan trọng”, “Phải lấy sự gắn kết của nhân viên làm trọng tâm”, v.v.Hẳn bạn đã nghe rất nhiều những câu nói thế này trong các cuộc họp chiến lược cùng ban lãnh đạo công ty. Bạn biết điều đó là đúng và bạn cũng công nhận rằng nếu thiếu đi sự cam kết, gắn bó thì mối quan hệ giữa nhân viên và công ty là mối quan hệ “đôi bên cùng thiệt”! Nhưng vấn đề là làm thế nào để biết nhân viên của bạn có gắn kết hay không? Đừng lo lắng bởi họ đã, đang và sẽ “bắn tín hiệu” cho bạn bằng chính những hành vi hàng ngày của họ.
Một nghiên cứu trong thời gian dài do Profiles International tiến hành đã chỉ ra một số hành vi thường thấy của các nhân viên có gắn kết và thiếu gắn kết như sau:
NHÂN VIÊN CÓ GẮN KẾT |
NHÂN VIÊN THIẾU GẮN KẾT |
|
|
(Nguồn: Fostering a Culture of Engagement, Profiles International, 2010)
Gắn kết nhân viên là khái niệm để chỉ sự đam mê, hứng thú và gắn bó của một nhân viên với công việc của mình. Và cho dù có trọng tâm của khái niệm này trong công ty bạn là như thế nào thì ta vẫn có thể khái quát hóa khái niệm gắn kết nhân viên bằng mối quan hệ giữa 3 yếu tố: Bộ não (sự tin tưởng về mặt lý trí), Trái tim (sự tin tưởng về mặt tình cảm) và Bàn tay (những hành động được thể hiện). Do đó, bạn cần có sự theo dõi sát sao đối với các nhân viên của mình trong chính những tương tác hàng ngày với nhau để xác định liệu họ có đang gắn kết với tổ chức hay không và từ đó có những chiến lược phát triển, cải thiện hoặc thậm chí là “chữa cháy” phù hợp nhất.