Phát triển là một chủ đề muôn thuở trong các cuộc đối thoại gần đây. Những nhà điều hành muốn phát triển kỹ năng lãnh đạo của họ. Những người hay lo ngại về sức khỏe muốn tự trồng lấy thực phẩm. Những người tập thể hình muốn tăng kích thước của cơ bắp. Các công ty ước muốn tăng số lượng bán hàng theo cấp số nhân.
Nhưng, trong xã hội với nhịp sống nhanh hiện nay, chúng ta có thật sự biết được để phát triển thì cần những yếu tố nào?
Đọc thêm: Doanh nghiệp bạn đã quan tâm đúng mực đến phát triển lãnh đạo?
Thử thách = Phát triển
Thông thường, chúng ta chỉ muốn ở trong “vùng an toàn” (comfort zone), trong khi để phát triển, chúng ta cần phải bước ra vùng phát triển (growth zone). Vậy sự khác biệt là gì?
Đọc thêm: Tối ưu hóa đào tạo và phát triển nhân viên trong kỷ nguyên số
A. Vùng an toàn (comfort zone): Là một nơi quen thuộc. Mọi thứ ở nơi này thường khá dễ dàng. Bạn không cần phải quá cố gắng cải thiện tình hình, vì nó vốn đã khá ổn. Bạn học hỏi chỉ khi nó mang lại lợi ích cho bạn và việc đó cũng không quá khó. Bạn thích ngồi một bên để quan sát hơn là thực sự vào cuộc.
B. Vùng phát triển (growth zone): Vùng này vẫn có chút gì đó khá quen thuộc nhưng không nhiều. Nó là một còn đường khá khó khăn nhưng bạn có thể nhìn thấy ánh sáng cuối đường hầm. Nó khá là thử thách – và bạn biết rằng bạn có thể thực hiện được – nhưng nó sẽ phải mất thời gian và công sức, và có đôi khi mất cả máu, mồ hôi và nước mắt.
C. Vùng tận lực (shutdown zone): Giống như tên gọi, nó thật sự đòi hỏi rất nhiều. Giống như những vận động viên marathon khi đạt giới hạn, bạn không thể chạy tiếp nữa, có quá nhiều gánh nâng, quá nhiều thứ không quen thuộc, thiếu sự ủng hộ, và bạn không nhìn thấy được điều gì đang chờ đợi ở cuối đường hầm.
Đọc thêm: 3 Bước đi đúng để không tự đánh giá cao kỹ năng lãnh đạo
Để luôn luôn được thử thách, bạn phải làm quen với 5 đặc tính của vùng phát triển:
1. Nỗ lực: Vùng phát triển không dễ dàng và thong thả như một cụôc dạo chơi trong công viên. Bạn cần phải có nỗ lực để chắc chắn rằng bạn đang tiến về phía trước. Và đó phải là những nỗ lực có mục đích.
2. Rõ ràng: Chúng ta không thể hoàn hảo với với tất cả mọi thứ và với mọi người. Để phát triển, chúng ta phải sẵn sàng thừa nhận ưu và khuyết điểm của mình.
3. Thấu hiểu: Để phát triển, chúng ta phải biết được cái gì chúng ta thích cái gì và không thích cái gì. Những kinh nghiệm nào đã hình thành nên tính cách và lối suy nghĩ của chúng ta? Bạn càng hiểu rõ mình bao nhiêu, bạn càng biết được giới hạn của bản thân bấy nhiêu. Bằng cách đó, bạn có thể tránh được việc đẩy bản thân mình vào vùng tận lực.
4. Mạo hiểm: Phát triển đòi hỏi phải mạo hiểm. Hãy luôn thành thật với người khác. Hãy luôn tiến đến bằng niềm tin, và biết rằng nếu bạn thất bại thì không sao cả. Hãy học từ thất bại đó. Hãy hỏi thêm những kinh nghiệm, đóng góp từ phía đồng nghiệp, cấp trên, người hướng dẫn và bạn bè. Hãy học cách chào đón và trân trọng rủi ro.
5. Tầm nhìn: Cuối cùng, để đến được đích bạn phải biết mình nên đi về hướng nào. Những nguyện vọng nghề nghiệp của bạn là gì? Bạn cần phải phát triển những kỹ năng gì? Hãy giữ một danh sách những điều bạn muốn làm để hỗ trợ mục tiêu cuối cùng của bạn.
Phát triển là điều không dễ dàng, nhưng khi thành công bạn sẽ thấy những nỗ lực bỏ ra là rất xứng đáng. Tôi đã đi một đoạn đường rất dài kể từ ngày tôi chạy tắt qua những bãi cỏ. Khi đã trưởng thành, tôi bắt đầu tập chạy marathon trở lại và lần này, tôi chấp nhận mọi bài tập vất vả để có thể đạt được cấp độ mong muốn. Quá trình tập luyện rất đau đớn, nhưng cảm giác tôi có được khi chạy qua vạch kết thúc cùng với những vận động viên khác – những người cũng đã tập luyện khổ cực giống như tôi – khiến các nỗ lực trở nên thật xứng đáng.