Chắc hẳn bạn đã từng bị một nhân viên bán hàng chào mời mua sản phẩm, hoặc một vài người quen của bạn hiện đang làm những vị trí kinh doanh đó. Phải công nhận rằng sự kiên trì của họ đôi khi khiến người khác cảm thấy phiền hà nhưng rất đáng ngưỡng mộ.
Một nhân viên bán hàng giỏi là người có tư tưởng tốt, giỏi giải quyết vấn đề, biết cách định hướng mục tiêu và luôn cố gắng hoàn thành mục tiêu đã đề ra. Họ luôn vui vẻ, tràn đầy năng lượng, hoạt bát và luôn biết mình cần phải làm gì.
Đọc thêm: Nhân viên giỏi nhưng khó chiều – Vì anh hay vì ai?
Nhưng việc tập hợp cùng lúc nhiều nhân viên bán hàng vừa có năng suất cao, vừa “máu” sẽ dẫn đến những hệ quả gì? Liệu quản lý những nhân tài này có khó khăn không? TRG Talent sẽ phân tích một số thách thức của việc quản lý nhân viên bán hàng trong bài viết hôm nay.
Tạo dựng môi trường phù hợp để khích lệ đội ngũ bán hàng
Bạn nên nhớ rằng tuy nhân viên bán hàng là những người thích giao tiếp nhưng họ cực kỳ quý trọng sự tự do và sự độc lập trong công việc. Họ cần phải được động viên liên tục bằng cách khích lệ, công nhận trước tập thể hoặc bằng các hình thức khen thưởng sau khi hoàn thành một mục tiêu/ dự án.
Một điều tối kỵ khi quản lý một đội ngũ bán hàng là nghi ngờ khả năng của họ, hay buộc họ ở dưới trướng một nhà lãnh đạo thích quản lý vi mô.
Do tính chất công việc nên những nhân viên bán hàng cũng rất tham vọng. Do đó, nếu bạn không có định hướng rõ ràng, nêu rõ mong muốn cũng như yêu cầu trong công việc, hoặc đưa ra mục tiêu không hấp dẫn và không có những phương pháp đo lường năng suất sẽ khiến cho nhân viên của bạn dễ chán nản và năng suất làm việc cũng giảm sút.
Đọc thêm: KPI – Chìa khóa để xác định nhân viên xuất sắc
Tuyển dụng đúng người cho đúng vị trí
Một sự thật hiển nhiên rằng với bất kỳ vị trí nào, cho bất kỳ doanh nghiệp nào, nếu tuyển một người không phù hợp cũng đều ảnh hưởng nghiêm trọng đến tập thể: doanh số sụt giảm, nhân viên cảm thấy không hứng thú với công việc, tập thể thiếu gắn kết, v.v… Tương tự như vậy, không gì nguy hiểm hơn là tuyển dụng nhầm người cho đội ngũ bán hàng của bạn.
Đọc thêm: 3 câu hỏi hay giúp phỏng vấn nhân viên bán hàng hiệu quả
Huấn luyện đội ngũ bán hàng
Một trong những trọng trách mà người quản lý đội ngũ bán hàng phải đảm nhiệm là huấn luyện (coaching) cho nhân viên.
Một trong những vấn đề “to bự” bạn thường xuyên gặp là sự thiếu gắn kết giữa các nhân viên vì tính cạnh tranh cao. Do đó, nhiệm vụ của một người quản lý không chỉ gói gọn trong việc giám sát mà còn tìm cách để từng cá nhân bộc lộ hết khả năng của mình và dung hòa từng cá nhân đó vào một nhóm.
Đọc thêm: Xây dựng, quản lý, giữ chân và phát triển đội ngũ bán hàng
Không có một giải pháp nào hoàn hảo cho mọi trường hợp, cốt yếu nằm ở việc bạn chủ động tìm hiểu từng thành viên, đặc điểm và cách giao tiếp của từng người và điều gì giúp khích lệ họ. Tuy nhiên, để có thể trở thành “bậc thầy” trong việc này là một trong những thách thức hàng đầu mọi quản lý đều phải vượt qua.
Đồng nhất trong cách quản lý
Chúng ta thường sẽ có thiện cảm với người này nhiều hơn so với người khác, vì vậy mà xảy ra tình trạng thiên vị. Chắc hẳn rằng bạn đã từng trải qua tình trạng này, bạn khen thưởng và tuyên dương một vài nhân viên trước tập thể đơn giản vì họ tài giỏi hơn, có năng suất cao hơn. Trong khi đó, bạn lại đối xử khắt khe hơn đối với một số cá nhân khác.
Việc ưu ái một cá nhân là điều tối kỵ khi quản lý đội ngũ nhân viên bán hàng. Điều đó gây mâu thuẫn nội bộ, khiến các nhân viên nghi ngờ khả năng của nhau dẫn đến thiếu đoàn kết nghiệm trọng.
Đọc thêm: Thiên vị nhân viên giỏi nhưng khó chiều – Nên hay không?
Nhìn chung, để quản lý đội ngũ bán hàng hiệu quả, bạn phải xác định được làm thế nào để luôn khích lệ nhân viên của mình, từ đó hoạch định một kế hoạch rõ ràng để không những huấn luyện mà còn để giải quyết các vấn đề và mâu thuẫn có thể phát sinh. Thật không dễ dàng gì khi bạn phải cân bằng công việc của nhóm với công việc của bản thân.
Bạn đang tìm kiếm một giải pháp đánh giá nhân viên, xác định đúng người cho đúng vị trí? Yêu cầu một buổi demo ngay hôm nay!