<img src="https://certify.alexametrics.com/atrk.gif?account=53pUm1a4KM+2vg" style="display:none" height="1" width="1" alt="">

7 điều hoang đường trong ảo hoá cho doanh nghiệp vừa và nhỏ

Đăng bởi Thuy Tien Tran vào

Cho đến nay, khối các doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn cho rằng công nghệ ảo hoá chỉ phù hợp các doanh nghiệp lớn hoặc các công ty CNTT. Có 7 điều hoang đường cần mổ xẻ.
Những lợi ích của ảo hoá có thể đến với mọi doanh nghiệp, không phụ thuộc vào quy mô của chúng.
Ảo hoá trong trường hợp này được hiểu là tạo dựng hạ tầng CNTT không phụ thuộc vào phần thiết bị. Ví dụ, dịch vụ cần có đang nằm trên máy ảo khách và chúng ta không cần quan tâm xem dịch vụ đó đang nằm trên máy chủ vật lý (máy chủ thiết bị) nào. Ảo hoá các máy chủ, máy tính để bàn, các ứng dụng... - đó là hàng loạt phương pháp tạo nên hạ tầng độc lập như đã nói.

Thường thì việc "làm quen" một doanh nghiệp mới với công nghệ ảo hoá sẽ bắt đầu từ các máy chủ ảo hoá. Trong trường hợp này, trên một máy chủ hay một máy chủ host (máy chủ lưu trữ), nhờ phần mềm chuyên dùng có tên là Hypervisor sẽ có vài máy ảo (máy khách) được triển khai.

Công nghệ ảo hoá có hàng loạt ưu thế. Trước hết, nó giảm chi phí cho doanh nghiệp. Ngoài việc tiết kiệm do giảm thiểu số lượng thiết bị máy chủ, doanh nghiệp tiết kiệm được điện năng tiêu thụ, tiết kiệm diện tích kê các máy chủ, không cần nhiều công suất làm mát vì số lượng máy chủ thiết bị giảm... Còn một ưu thế của ảo hoá nữa là tiết kiệm thời gian khôi phục. Khi xuất hiện các vấn đề về thiết bị, chỉ cần dịch chuyển các tập tin của máy ảo sang máy chủ thiết bị khác. Trong khuôn khổ các giải pháp công nghiệp, việc một trong các máy chủ thiết bị ngưng trệ sẽ không dẫn đến ngừng trệ các dịch vụ đang được sử dụng khác.

Ưu thế của ảo hoá còn thể hiện ở việc tăng tính quản lý được. Khác với mô hình truyền thống trên một máy chủ triển khai hàng loạt ứng dụng, nhờ sử dụng cấu trúc ảo, người ta có thể phân tách thành máy chủ ảo cho mỗi ứng dụng. Trong trường hợp này, việc dừng một ứng dụng để bảo dưỡng sẽ không dẫn đến dừng vận hành các ứng dụng còn lại. Tiếc rằng, trong số các lãnh đạo và chuyên gia CNTT đang tồn tại vài điều hoang đường, gây cản trở việc phổ biến những ưu thế của ảo hoá. Xin cùng Cnews.ru mổ xẻ những hoang đường này.

Chỉ dành cho "các ông lớn"

Hoang đường thứ nhất: Ảo hoá là thứ chỉ dành cho các công ty lớn. Sử dụng ảo hoá cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ không khác nào dùng đại bác để bắn chim sẻ.

Trên thực tế, bất kỳ doanh nghiệp nào, quy mô nào, đều có được những lợi ích từ ảo hoá. Với các doanh nghiệp nhỏ, hoàn toàn có thể đầu tư theo phương án sao cho tất cả dịch vụ vận hành trên các máy ảo và những máy ảo này được triển khai trên một máy chủ thiết bị. Lợi ích cho các doanh nghiệp nhỏ là hoàn toàn hiển nhiên.

Chậm đi nhiều lần

Hoang đường thứ hai: Ảo hoá làm năng suất hệ thống giảm đi đột ngột.

Thực tế là, hiện tại, hiếm khi nguồn lực thiết bị của các máy chủ hiện đại được sử dụng đến 100%. Kết quả là, một phần lớn thiết bị ở trong tình trạng "ngủ chập chờn". Điều đó đặc biệt đặc trưng cho các máy chủ kiểm soát tên miền, DNS, các ứng dụng phòng chống virus tập trung v.v... Cung cấp cho từng dịch vụ này một máy chủ vật lý riêng là không hợp lý. Cho nên, hoàn toàn có thể chuyển vài dịch vụ lên những máy chủ ảo tương ứng và tập trung chúng vào hệ thống host tại một máy chủ thiết bị mà không bị tổn hao năng suất. Trong khi đó, cần phòng ngừa các giải pháp không ngờ. Ở bất kỳ giải pháp nào cũng có "trần" tốc độ và trần tốc độ này cũng hiện diện ở hệ thống ảo hoá cụ thể. Cho nên, khi triển khai máy ảo, nhất thiết phải test tốc độ vận hành ứng dụng vừa triển khai rồi mới tiến hành triển khai máy chủ ảo tiếp theo lên cùng một hệ thống host. Với mỗi máy ảo, cần bổ sung 20% nguồn lực mà nó chiếm giữ để hỗ trợ và cũng phải thêm một chút nguồn lực nào đó nữa để "nuôi sống" hệ thống host.

Cần thiết bị chuyên dùng

Hoang đường thứ ba: Cần có thiết bị đặc biệt như là hệ thống blade, các máy chủ chuyên dụng kiểu như IBM x3850 v.v...

Cội nguồn của những ngộ nhận này xuất phát từ những hội thảo, trình chiếu của các nhà sản xuất thiết bị có thương hiệu nổi tiếng kiểu như HP, IBM. Tại những lần giới thiệu đó, họ luôn gán thêm dòng mác "dùng cho ảo hoá" vào các thiết bị thông thường, ví dụ những hệ thống máy chủ phiến (blade systems). Điều này còn diễn ra do các tiền đề được nêu không chính xác. Ví dụ, "Những giải pháp đắt tiền đã được "nhúng vào" ảo hoá thì chúng sẽ tiện lợi và đơn giản hơn"... Nhưng, thực tế, triển khai các máy tính ảo có thể theo cách nào cũng đuợc tuỳ thuộc vào việc máy chủ thiết bị có "kéo" nổi không.

Chỉ có những hạn chế như sau: các chương trình hypervisor hiện đại (mà hệ thống host ảo hoá được triển khai trên đó) có thể không hỗ trợ một vài thiết bị. Thông thường, những vấn đề này liên quan đến các bộ kiểm soát RAID và các adapter mạng. Có cả các mẹo để vượt qua các vấn đề này. Ví dụ, có thể tổ chức RAID (phương thức lưu trữ - ND) theo chương trình hay bổ sung card mạng, hypervisor phù hợp. Trong khi đó, trên cơ sở của chiếc máy chủ HP G4 cũ kỹ, không cần có thêm bổ sung nào, người ta vẫn có thể triển khai vài ba máy ảo, tiết kiệm được trong vụ này cả chỗ kê máy lẫn tiền mua máy chủ bổ sung.

Hoặc tốt hoặc miễn phí

Hoang đường thứ tư: Theo nguyên lý càng ít càng tốt thì phần mềm tốt cho ảo hoá là loại phải trả tiền và rất đắt đỏ vì "miếng phô mai miễn phí thường chỉ có trong chiếc bẫy chuột".

Thực tình, mọi thứ lại hoàn toàn ngược lại. Những sản phẩm miễn phí như VMware ESXi, Citrix XenServer cũng như Windows 2008 Standard (64 bit) Hyper-V Core về bản chất là những "phiên bản nhỏ" của các sản phẩm thương mại tương ứng. Trong khi đó, trong chúng cũng có những thứ như bản trả tiền, cùng một nguyên lý vận hành, cùng một định dạng máy ảo. Cùng với thời gian, khi doanh nghiệp lớn mạnh và phát triển hạ tầng CNTT đủ lớn, họ có thể chuyển lên dùng các bản phải trả tiền (mà không phải dừng các ứng dụng để cài đặt mới). So sánh những khả năng của các giải pháp miễn phí và trả tiền, có thể thấy các chức năng cơ bản như Hypervisor, thiết bị chuyển đổi, làm việc cùng nhiều loại bể chứa dữ liệu, khả năng dịch chuyển máy ảo giữa các host-server mà không phải dừng dịch vụ đều sẵn có mà không phụ thuộc vào phiên bản miễn phí hay trả tiền.

Trông rối rắm thế mà chẳng có gì khó cả...
Khó phục vụ

Hoang đường thứ năm: việc này khó.

Trên thực tế, hầu như mọi phương tiện ảo hoá hiện đại đều có giao diện đồ hoạ tuyệt vời cùng với các phương tiện quản lý trực quan, "cho mọi khẩu vị". Thay vì đa số các thao tác trước đây phải vào trực tiếp máy chủ (ví dụ, tăng dung lượng bộ nhớ hay là bổ sung bộ vi xử lý thứ hai...), người quản trị hệ thống nay có thể không cần ra khỏi vị trí làm việc mà điều khiển từ xa với điều kiện máy chủ mà anh ta phục vụ cũng phải ảo hoá rồi.

Không tin cậy

Hoang đường thứ sáu: Ảo hoá thì không tin cậy.

Đúng là khi công việc của hệ thống host bị đứng do lỗi phần mềm hay lỗi thiết bị, sẽ có sự gián đoạn vận hành của vài máy ảo được cài trên đó. Nhưng, ví dụ sau đây cho phép người ta không cần lo lắng. Một công ty có 250 người làm. Hệ thống ảo hoá xây dựng trên cơ sở kết hợp của các hệ điều hành như Linux CentOS 5.2 và VMware Server trên nền máy chủ Intel SR1500PAL, 2 bộ vi xử lý Intel Xeon 3.2/900, 4GB RAM, 2xHDD 36GB RAID1 và 4xHDD 146GB RAID10 tổng cộng dung lượng chung 292GB. Người ta đã triển khai 4 máy ảo:

  1. Máy chủ thư điện tử Postfix trên hệ điều hành FreeBSD (Unix). Để nhận thư, người dùng cuối sử dụng giao thức POP3
  2. Proxy-Server Squid trên cùng hệ thống FreeBSD đó
  3. Máy chủ ảo kiểm soát tên miền, DNS, DHCP trên cơ sở Windows 2003 Server Standard Edition
  4. Máy trạm điều hành trên nền Windows XP cho mục đích công vụ.

Giải pháp rất thành công, vận hành liên tục, không hề gián đoạn. Cũng không có chuyện "rớt năng suất". Rủi ro có thể có sẽ được bù trừ bởi thời gian phục hồi ngắn (với đăng ký sẵn có bản sao lưu đầy đủ hệ thống máy ảo); việc vực dậy hoàn toàn hệ thống chỉ mất trung bình 20 phút. 

Những máy chủ ảo hoá hiện đại như VMware và Citrix XenServer nói chung đều làm việc theo nguyên lý bare metal, nghĩa là cài đặt thẳng lên máy. Hạt nhân của những hệ thống này được xây dựng trên cơ sở Unix, rất tin cậy và rất hiếm khi bị virus tấn công. Đây là các hệ thống rất tiết kiệm và tối ưu về code đã được lược bỏ mọi thứ thừa. Liên quan đến độ tin cậy của thiết bị, do tiết kiệm được số lượng máy chủ, hoàn toàn có thể mua giải pháp thiết bị tốt và tin cậy để có thể không phải bận tâm đến chúng trong thời gian dài. Cho nên, với giải pháp hoạch định một cách hiểu biết ứng dụng công nghệ ảo hoá, doanh nghiệp sẽ không phải đau đầu nhiều như khi mua hàng đống máy chủ rẻ tiền rồi cài đặt theo cách cũ.

Không có nhân sự

Hoang đường thứ bảy: Khó tìm chuyên gia ảo hoá.

Đúng là rất khó tìm chuyên gia CNTT giỏi. Và, các hệ thống ảo hoá trong trường hợp này cũng không là ngoại lệ. Trong khi đó, đa số sản phẩm từ các nhà sản xuất như VMware, Citrix và Microsoft đều được kèm theo tài liệu rất rõ ràng. Các hội nghị, hội thảo thường xuyên được tổ chức, ở đó có thể trao đổi trực tiếp với các chuyên gia đại diện cho các hãng và nhà tích hợp hệ thống lớn, chỉ cần có nhu cầu. Dĩ nhiên, sẽ là nông nổi nếu cho sinh viên làm quản trị một hệ thống ảo hoá phức tạp. Hiện thời, số quản trị mạng chuyên nghiệp có kỹ năng xây dựng các hệ thống ảo hoá không ít nữa.

Như vậy, các hệ thống ảo hoá hiện đại, trong đó có ảo hoá máy chủ hoàn toàn có thể sống tốt trong môi trường của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cho phép nâng cao tính ổn định của hệ thống và tiết kiệm đáng kể tiền bạc.

Nguồn:pcworld Author:NDD

Chủ đề: Công nghệ đám mây

Sự kiện sắp tới:

Sự kiện:

Các bài viết mới nhất

Bài viết xem nhiều nhất

Mục tiêu & Sứ mệnh

rick yvanovich resized 174

 Rick Yvanovich
//Người sáng lập & Giám Đốc Điều Hành//

Với trang blog của TRG International, sứ mệnh của chúng tôi là trở thành người bạn đồng hành đáng tin cậy và là người có thể cung cấp các giải pháp hoạt động tối ưu cho doanh nghiệp bạn. Chúng tôi sẽ đảm bảo rằng chúng tôi giúp doanh nghiệp của bạn càng ngày càng phát triển lớn mạnh hơn.

Đăng ký nhận bài viết từ TRG

Kết nối với chúng tôi