Trước khi khủng hoảng tài chính toàn cầu xảy ra vào những năm 2007-2008, báo cáo rủi ro vẫn chưa được chú trọng nhiều ở các doanh nghiệp và các tổ chức trên toàn thế giới. Tuy nhiên, kể từ khi khủng hoảng xảy ra, đã có nhiều tổ chức "quan tâm hơn đến việc hợp thức hóa quản lý rủi ro" (CGMA, 2012). Nhưng liệu như vậy đã đủ cho các doanh nghiệp Việt, khi mà là nhiều doanh nghiệp đã bị phá sản hoặc bị cuốn vào những vướng mắc pháp lý?
Thứ nhất, quản lý rủi ro vẫn còn trong giai đoạn trứng nước ở các doanh nghiệp Việt, vấn đề này đã được thảo luận nhiều hơn. Một số rủi ro thường được trích dẫn là:
- Rủi ro thị trường: do tỷ giá hối đoái, giá cổ phiếu, lãi suất, v..v..
- Rủi ro tín dụng: liên quan đến khả năng để thanh toán nợ
- Rủi ro hoạt động kinh doanh liên quan đến quy trình nội bộ và tác động của các yếu tố ngoại vi
- Rủi ro doanh thu: liên quan đến sự cân bằng cung/cầu và đối thủ cạnh tranh
Gần đây, tuy nhiên, hai loại rủi ro được quan tâm lại là rủi ro chiến lược và rủi ro tuân thủ. Về rủi ro chiến lược, các doanh nghiệp Việt đang thảo luận nhiều về những rủi ro có thể ảnh hưởng đến chiến lược của họ hơn là những rủi ro của chính những chiến lược đó. Rủi ro tuân thủ cũng là một chủ đề nóng vì Việt Nam vẫn đang tích cực hội nhập với thế giới.
Thứ hai, nhiều chuyên gia đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc ban quản lý cấp cao và ban quản trị cần có nhận thức về rủi ro, nhằm dẫn dắt doanh nghiệp trong việc phát triển một "văn hóa rủi ro". Như vậy, các doanh nghiệp không chỉ sẽ đạt được các quy trình đánh giá rủi ro hệ thống mà còn có thể tích hợp quy trình quản lý rủi ro với quản lý hiệu quả kinh doanh.
Theo ghi nhận bởi CGMA trong nghiên cứu ở các công ty châu Âu, nhiều doanh nghiệp đang nỗ lực tích hợp quản trị rủi ro và quản lý hiệu suất doanh nghiệp nhằm đưa ra quyết định tốt hơn. Điều này được chứng minh bởi thực tế là:
- Nhiều doanh nghiệp tích hợp quản trị rủi ro và quản lý hiệu quả kinh doanh trong báo cáo tới ban quản trị
- Kiểm toán viên nội bộ đóng vai trò lớn trong quản trị rủi ro
- "Phân phối thời gian cho báo cáo rủi ro với thời gian cho lập ngân sách và lên kế hoạch chiến lược là một cách thức thực hiện tốt"
Doanh nghiệp Việt có thể học hỏi từ những bài học ở các tổ chức phương Tây, đặc biệt là thời điểm hiện nay, khi mà bất kì ai ở bất cứ nơi nào đều cảm nhận được tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Theo dõi các bài viết tiếp theo chúng tôi, trong đó sẽ thảo luận thêm về tình hình ở Việt Nam và xác định các khía cạnh cần lưu ý khi nói đến quản trị rủi ro.
***
Trong khi đó, tìm hiểu thêm về những gì các công ty châu Âu đã và đang thực hiện trong nỗ lực quản lý rủi ro trong nghiên cứu của CGMA.
***
* Lưu ý: Bài nghiên cứu được trình bày bằng tiếng Anh