Điều độ sản xuất (scheduling) là một trong những hoạt động ưu tiên đối với hệ thống quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP). Tuy vậy, nhiều người dùng còn chưa tận dụng hết khả năng của phân hệ quản lý điều độ trong các phần mềm ERP. Điều độ sản xuất có thể được áp dụng cho bất kỳ hệ thống ERP nào bao gồm cả hệ thống ERP cho các ngành công nghiệp sản xuất rời rạc (Discrete manufacturing).
Điều độ tiến (Forward Scheduling) vs. Điều độ lùi (Backward Scheduling)
Theo định nghĩa đơn giản nhất, điều độ sản xuất nghĩa là sắp xếp công việc theo trình tự vận hành để hoàn thành công việc đúng thời điểm khách hàng mong đợi. Những doanh nghiệp sản xuất thuần túy sẽ muốn công việc hoàn thành đúng thời hạn giao hàng.
Các doanh nghiệp này sẽ sử dụng phương pháp điều độ lùi (Backward Scheduling). Theo đó, hệ thống ERP cho ngành sản xuất rời rạc sẽ bắt đầu với ngày giao hàng và tính lùi lại theo từng giai đoạn sản xuất để đưa ra ngày bắt đầu sớm nhất có thể cho việc sản xuất.
Hoặc người dùng hệ thống ERP có thể muốn bắt đầu ngay lập tức nhằm tạo ra thời gian dự phòng trước khi giao hàng để xử lý các vấn đề phát sinh nếu có. Anh ta cũng có thể muốn giải quyết công việc ngay để các đơn hàng bất ngờ được xem xét giải quyết.
Người dùng này sẽ chọn phương pháp điều độ tiến (Forward Scheduling). Theo đó, hệ thống ERP sẽ bắt đầu từ hôm nay tính toán theo thời gian tiến lên để xác định ngày hoàn thành sớm nhất có thể.
Đọc thêm: ERP Đám Mây cho Ngành Sản Xuất: Câu chuyện thành công của JR Watkins
Đồng thời mô hình điều độ bằng hệ thống ERP còn tính toán đến sự sẵn sàng của nguồn nguyên liệu và sức chứa của kho hàng. Trong ví dụ về phương pháp điều độ tiến, khi biết được tất cả nguyên liệu cần thiết sẽ được giao vào ngày 10 hàng tháng, chúng ta có thể lên kế hoạch theo phương pháp này từ ngày nhập nguyên vật liệu, không nhất thiết phải ngày hôm nay. Hệ thống ERP sẽ tính toán tổng lượng load của các khâu. Load là số giờ cần thiết để xử lý những công việc được yêu cầu tại từng bộ phận.
Những hệ thống ERP cho ngành sản xuất hiện đại thường sẽ được tích hợp phân hệ APS (Lập kế hoạch và điều độ nâng cao), có khả năng phân bổ nguyên vật liệu và năng lực sản xuất một cách tối ưu nhằm cân bằng nhu cầuvà năng lực thực tế. Tìm hiểu thêm về APS tại đây.
Năng lực vô hạn (Infinite capacity) vs Năng lực hữu hạn (Finite capacity).
Một yếu tố khác để điều chỉnh quy trình điều độ sản xuất là theo phương pháp năng lực vô hạn. Khi lựa chọn phương pháp này, người ta kì vọng rằng với bất kỳ khối lượng công việc nào, họ luôn có thể tăng sản lượng bằng cách làm thêm giờ khi cần thiết.
Một số người khác lại sử dụng phương pháp năng lực hữu hạn. Người ta tin rằng các máy móc thiết bị có thời gian sử dụng giới hạn và việc lập điều độ phải sắp xếp trong giới hạn này. Nếu một bộ phận hoặc thiết bị đạt tới công suất tối đa của mình, bất kỳ công việc nào cũng bắt buộc phải sắp xếp trong tương lai.
Tất cả các yếu tố điều chỉnh này có thể được dùng cho sự phối hợp trong công việc. Một số nguồn lực được lên kế hoạch theo phương pháp vô hạn và một số khác theo phương thức hữu hạn. Các hệ thống ERP cho ngành sản xuất rời rạc giúp quản lý sự phối hợp này một cách dễ dàng.
Người dùng ERP có thể dùng phương pháp điều độ tiến để lập kế hoạch công việc, và sau khi một số giai đoạn hoàn thành, anh ta có thể điều chỉnh khả năng hoàn thành công việc bằng phương pháp điều độ lùi. Và như vậy, công việc được hoàn thành theo từng phần.
Đọc thêm: ERP giúp Quản Trị Sản Xuất hiệu quả hơn như thế nào?
Tất cả những phương pháp trên dùng để điều chỉnh hoạt động sản xuất giúp tối ưu hóa nguồn lực và đảm bảo việc giao hàng đúng hẹn cho khách hàng. Thấu hiểu các phương pháp trên, bạn sẽ trở thành chuyên gia trong quản trị sản xuất.
Về tác giả - Tom Miller
Tom Miller đã triển khai thành công các dự án Epicor, SAP, QAD, và Micro MRP. Ông làm việc với vị trí quản lý chuỗi cung ứng và phân phối và luôn luôn học hỏi để gia tăng khả năng của mình. Liên hệ với Tom qua địa chỉ customerteam@erpfocus.com.