<img src="https://certify.alexametrics.com/atrk.gif?account=53pUm1a4KM+2vg" style="display:none" height="1" width="1" alt="">

Các yếu tố thành công của việc liên kết chiến lược và thực hiện

Đăng bởi Thai Pham vào

Trong bài viết trước, chúng tôi nêu ra những vấn đề đáng báo động của khoảng cách giữa chiến lược và thực thi trong doanh nghiệp ngày nay và khoảng cách này có thể càng rộng hơn do thất bại trong việc lên kế hoạch chiến lược và ngân sách. Để đạt được lợi thế cạnh tranh và kinh doanh vững mạnh, các công ty cần phải thu hẹp khoảng cách này giữa chiến lược và thực hiện, điều này đòi hỏi sự cống hiến nghiêm túc từ mọi nhân viên trong tổ chức. Có bốn yếu tố của việc liên kết chiến lược  và thực hiện hiệu quả, từ truyền đạt ý nghĩa thực sự của mục tiêu doanh nghiệp đến xác định đạt mục tiêu như thế nào.

quy trình kinh doanh

Làm rõ mục tiêu doanh nghiệp

Trước hết, một doanh nghiệp thành công là doanh nghiệp mà tất cả nhân viên đều hướng tới cùng mục tiêu. Do đó, các nhà lãnh đạo cần phải loại bỏ quan điểm cố hữu của nhân viên rằng chiến lược kinh doanh và mục tiêu kinh doanh là những ý tưởng cao siêu, không ảnh hưởng hay liên hệ gì với hoạt động hằng ngày của họ. Nói cách khác, các nhà lãnh đạo kinh doanh và giám đốc điều hành cần đảm bảo họ đã truyền đạt tốt chiến lược doanh nghiệp sao cho có ý nghĩa đối với nhân viên và làm cho họ ghi nhớ.  Họ cần tạo động lực cho các nhân viên cấp dưới, bằng cách phân tích tầm nhìn thành mô hình cột mốc những nhiệm vụ quan trọng và sử dụng bản đồ chiến lược.

Đây là những phương pháp giúp nhân viên hình tượng hóa mục tiêu kinh doanh vì con người thường có xu hướng tin theo những gì họ thấy. Ví dụ, doanh nghiệp có thể phân tích tầm nhìn thành ba giai đoạn chính: tung ra một sản phẩm mới, trở thành đối tác với công ty X và mở một chi nhánh ở nước ngoài. Việc này đi cùng với phân bổ tài nguyên và kế hoạch thời gian cho việc thực hiện. Trong khi đó, bản đồ chiến lược hướng dẫn nhân viên thực hiện mỗi giai đoạn trên với định hướng cụ thể hơn.

Liên kết quy trình kinh doanh

Khi các mục tiêu cao cấp được làm rõ và hiểu rõ, xem xét lại quy trình doanh nghiệp vận hành, hoặc các hoạt động chi tiết thường nhật là quan trọng, vì sự thiếu liên kết giữa chiến lược và thực thi thường xảy ra tại điểm này. Trong quá trình đánh giá này, các doanh nghiệp nên xem xét các kế hoạch chiến lược tổng thể để đảm bảo các quy trình kinh doanh được liên kết đúng đắn với kế hoạch chiến lược. Doanh nghiệp cũng nên xem xét các quy trình kinh doanh về phương diện hiệu quả (thực hiện đúng mục tiêu) lẫn năng suất (thực hiện mục tiêu một cách đúng đắn). 

Đo lường và kiểm soát

Làm thế nào doanh nghiệp biết được họ đang đi đúng hướng? Họ cần phải thiết lập các chỉ số và hiệu suất liên kết trực tiếp đến chiến lược kinh doanh. Chỉ số hiệu suất chính (chỉ số KPIs-Key Performance Indicator) là các thước đo hỗ trợ cho sự liên kết giữa chiến lược-thực thi. Chỉ số KPI có thể là các thước đo tài chính hoặc phi tài chính và cần được thiết kế để thúc đẩy hiệu suất doanh nghiệp trong tương lai. Hơn nữa, trách nhiệm giải trình cần được củng cố thông qua các chỉ số hiệu suất chính được đặt ra.

Để kiểm soát, các doanh nghiệp có thể sử dụng thẻ tính điểm hoặc các bảng điều khiển. Thẻ điểm cung cấp tổng quan về tiến độ thực hiện các mục tiêu doanh nghiệp, trong khi bảng điều khiển lại cung cấp một cái nhìn định lượng hơn cho những thước đo cụ thể. Trong khi thẻ điểm có thể được sử dụng bởi người dùng thông thường để xem dữ liệu hoạt động và dữ liệu tài chính được tích hợp các thông tin về phân bổ nguồn lực như thế nào, bảng điều khiển thường được sử dụng bởi người dùng cấp cao để cắt lát, xoay chiều và xem dữ liệu đa chiều, đi sâu vào vùng quan tâm, xây dựng và kiểm tra các giả định, một điều  hữu ích cho việc phát hiện những chiến lược kinh doanh đang thực thi không hiệu quả.

Thống nhất và giao tiếp

Giao tiếp hiệu quả trên toàn doanh nghiệp là nền móng thúc đẩy sự liên kết chiến lược hiệu quả. Giao tiếp hiệu quả là gì? Nghĩa là truyền đạt:

  • Đúng thông điệp
  • Tới đúng đối tượng
  • Vào đúng thời điểm

Cũng cần có các quy trình, chính sách nhất định để tạo điều kiện cho việc giao tiếp và hợp tác giữa các phòng ban. Một số doanh nghiệp triển khai cổng thông tin giao tiếp với thông tin phản hồi trong thời gian thực và khả năng chia sẻ tập tin. Hơn nữa, các doanh nghiệp cần phải đảm bảo dữ liệu được đồng bộ và tất cả nhân viên có quyền truy cập vào một phiên bản dữ liệu chính xác duy nhất.

Tóm lại, chiến lược và liên kết thực hiện đòi hỏi một cách tiếp cận toàn diện, từ trên xuống và từ dưới lên. Lãnh đạo doanh nghiệp cần thực hiện nhiệm vụ thách thức này: phân tích tầm nhìn thành các mục tiêu liên quan và thích hợp mà nhân viên có thể hiểu, và cuối cùng, họ sẽ thực thi một cách hiệu quả hơn.  Hãy theo dõi các bài viết tiếp theo, trong đó sẽ thảo luận về một trong những công cụ mạnh mẽ nhất được sử dụng để thu hẹp khoảng cách chiến lược-thực thi: Thẻ điểm cân bằng (the Balanced Scorecard).

***

Tải về phần thứ hai của tài liệu "Addressing strategy management and the balanced scorecard" để có cái nhìn sơ bộ về thẻ điểm.

Tải tài liệu "Addressing strategy management  and the balanced scorecard (phần 2)"

Chủ đề: Quản lý hoạt động doanh nghiệp, Lên kế hoạch và lập ngân sách

Sự kiện sắp tới:

Sự kiện:

Các bài viết mới nhất

Bài viết xem nhiều nhất

Our Editorial Mission

rick yvanovich resized 174

 Rick Yvanovich
 /Founder & CEO/

With TRG International Blogs, it is our mission to be your preferred partner providing solutions that work and we will make sure to guide your business to greatness every day.

Đăng ký nhận bài viết từ TRG

Follow Us